Trần Thị Yên, ThS.BS.Phạm Thế Vĩnh - Khoa HHTM
(Phần 1)
Xưa nay nói về bệnh sốt rét, người ta thường chỉ biết đến 4 chủng loại kí sinh trùng (KST) sốt rét lây bệnh cho người đó là P. Falcifarum, P. Vivaxx, P. Malaria, P. Ovale. Gần đây xuất hiện một loại ký sinh trùng sốt rét mới ở khỉ lây bệnh cho người đó là Plasmodium Knowlesi. Hiện tại, người ta chưa xác định được rõ ràng hình thái học Plasmodium Knowlesi trên kính hiển vi (trên tiêu bản nhuộm Giemsa) mà chỉ xác định dựa vào xét nghiệm sinh học phân tử, định lượng bằng kỹ thuật PCR.
Lịch sử phát hiện bệnh sốt rét do Plasmodium knowlesi
Trường hợp nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium knowlesi đầu tiên ở người được phát hiện và mô tả tại Hoa Kỳ vào năm 1965, trên một người lính Mỹ trở về từ Malaysia. Từ đó đến năm 1971 mới chỉ có 2 trường hợp nhiễm P. knowlesi ở người được báo cáo, cả 2 bệnh nhân đều sống ở bán đảo Malaysia. Sau đó, Cox Sigh đã tiến hành nghiên cứu từ tháng 3-2000 đến tháng 11-2002 tại Malaysia, kết quả cho thấy trong số 208 ca bệnh được chẩn đoán ban đầu bằng kính hiển vi điện tử là nhiễm P. malariae, khi xét nghiệm lại bằng kỹ thuật PCR lồng (Nested PCR) có đến 120 ca âm tính với P. malariae nhưng lại dương tính với P. knowlesi.
Từ năm 2004, nhiều báo cáo xác định loại ký sinh trùng sốt rét P. knowlesi ngày càng gia tăng, đặc biệt là các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Myanmar, Philippines, Singapore, Indonesia và cả ở tỉnh Ninh Thuận của Việt Nam. Trong một nghiên cứu tại một vùng đồi và rừng rậm của tỉnh Ninh Thuận từ năm 2004-2006 bằng kỹ thuật PCR, thực hiện lần đầu có 5 trường hợp dương tính với P. knowlesi, lặp lại PCR lần thứ hai thì chỉ còn 3 trường hợp P. knowlesi. Các ca này sau đó đã được xác nhận qua xác định trình tự. Các trình tự (có kích thước 153 cặp base) thu thập được từ người Việt
Hình minh họa
Nguồn gốc, trung gian truyền bệnh và chu kỳ sinh sản của ký sinh trùng sốt rét Plasmodium knowlesi
Năm 1931, Cox Sigh và cộng sự đã phát hiện ca sốt rét nhiễm P. knowlesi đầu tiên ở khỉ Macaque đuôi dài (Macaca fascicularis) khi nhập khẩu từ Singapore đến Ấn Độ. Một năm sau, Knowles và Das Gupta đã thành công trong việc gây nhiễm thực nghiệm truyền P. knowlesi từ khỉ sang người. Năm 1966, Granharm cho muỗi hút máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét rồi cho đốt người, cũng đã chứng minh rằng các loài ký sinh trùng sốt rét ở khỉ như P. iuni, P. knowlesi đều có khả năng gây bệnh cho người.
Nghiên cứu ban đầu của Wharton và Eyles (1961) cho biết trung gian truyền bệnh P. knowlesi từ khỉ sang người là An. hackeri (thuộc nhóm Leucosphyrus), nhưng sau đó người ta khám phá ra An. hackeri không có ái tính với người và chủ yếu truyền bệnh rốt rét cho khỉ (Reid và Weitz, 1961). Năm 1962, Wharton và cộng sự nghiên cứu tiếp và thấy rằng An. latens (nhóm Leucosphyrus) chính là vectơ truyền bệnh chính của ký sinh trùng sốt rét P. inui cho khỉ và cho cả người. Nghiên cứu công bố trên Malaria Journal năm 2009 đã xác nhận sự có mặt P. knowlesi tại Việt Nam, theo đó các tác giả cũng đã đặt ra vấn đề: phải chăng An. dirus hay một loài muỗi nào khác thuộc nhóm An. leucosphyrus hiện có ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên của Việt Nam cũng có khả năng truyền loài ký sinh trùng sốt rét P. knowlesi từ khỉ sang người ở Việt Nam?
Hình thái học
Về hình thái học, các nhà nghiên cứu đã quan sát các giai đoạn hồng cầu nhiễm ký sinh trùng sốt rét được nhuộm Giemsa từ các bệnh nhân chỉ nhiễm đơn thuần P. knowlesi xác định bằng phương pháp Nested PCR.
- Các thể tư dưỡng non xuất hiện các thể nhẫn và không thể hoặc rất khó phân biệt với các thể tư dưỡng non của P. falciparum.
- Thể tư dưỡng già chiếm dưới 1/3 hồng cầu bị nhiễm và bào tương đậm đặc, không biến hình, liên quan và dễ nghĩ đến P. malariae.
- Các thể giao bào tương tự như giao bào của P. malariae và có hình tròn, chiếm hầu hết thể tích hồng cầu và có sắc tố sốt rét phân tán rải rác.
- Các hồng cầu nhiễm thể tư dưỡng già và thể phân liệt thường được nhìn thấy trong lam máu giọt dày, chúng không trương phình và không thấy bất cứ chấm đậm và sáng nào. Các đặc điểm trên tuy riêng nhưng đôi khi tương tự điển hình đối với các hồng cầu nhiễm P. malariae.
(Còn nữa)
Đón đọc Phần 2: Hình thái lâm sàng, điều trị và Biến chứng của sốt rét do Plasmodium knowlesi.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đức Hạnh (2012), “Bệnh sốt rét do Plasmodium knowlesi”, Học viện Quân Y Hà Nội.
2. Nguyễn Võ Hinh (2012), “Plasmodium knowlesi, ký sinh trùng sốt rét khỉ gây bệnh cho người”.
3. Triệu Nguyên Trung, Huỳnh Hồng Quang, Huỳnh Thị An Khang, Võ Thị Như Quỳnh (2012), Mối nguy cơ sốt rét từ khỉ: bệnh lây từ động vật sang người, Viện Sốt rét - KST - Côn trùng Quy Nhơn.
4. Anu Kantele, T Sakara Jokiranta, Review of cases with the emerging fifth human malaria parasite, Plasmodium knowlesi, CID 2011:52 (1 June), P1356-62, Oxford University Press.
5. CDC, “Diagnostic Difficulties with Plasmodium knowlesi Infection in Humans”, Emerging Infectious Diseases, , vol. 16, N06, June 2010.
6. Eede P Van Den, Nguyen V.H, Van Overmeir C, Vythilingam I, Ngo D.T, Xuan Hung L, Nguyen M.H, Anne J, D’Alessandro U, Erhart A (2009), Human Plasmodium knowlesi infections in young children in central Vietnam, 8:249.
- 08/08/2013 16:56 - Kiểm soát lây nhiễm lao tại các cơ sở y tế
- 01/08/2013 14:42 - Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu ng…
- 31/07/2013 20:19 - Tư thế bệnh nhân trong gây mê phẫu thuật và biến c…
- 27/07/2013 18:22 - Tuyển lãnh đạo, tránh tình trạng ‘sống lâu lên lão…
- 27/07/2013 09:47 - Tầm soát mắt ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2
- 15/07/2013 13:03 - Cập nhật một số phản ứng liên quan đến truyền máu
- 10/07/2013 19:12 - Thử nghiệm ELISA trong xét nghiệm HIV
- 07/07/2013 14:51 - Hiến máu tình nguyện và quyền lợi của người hiến m…
- 06/07/2013 07:23 - Hội chứng HELLP
- 03/07/2013 09:33 - Tật khúc xạ - đôi điều cần biết cho mọi người