KHOA VI SINH
Nguyên tắc chung về kiểm soát lây nhiễm lao
- Tuân thủ các nguyên tắc và thực hành kiểm soát lây nhiễm do Bộ Y tế quy định.
- Bổ sung các biện pháp kiểm soát lây nhiễm lao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của đơn vị.
I. Tình hình mắc lao tại Việt
- 40% dân số nhiễm lao, 10% trong số đó mắc bệnh trong năm.
- Mỗi năm có khoảng 180 nghìn người mắc bệnh lao, trong đó hơn 5% bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV, gần 6000 bệnh nhân lao kháng đa thuốc và trên 20 nghìn người chết do lao.
- Mắc chủ yếu ở độ tuổi lao động: 20 – 50 tuổi.
- Một người bệnh lao mỗi năm lây cho 10 người khác, trong đó 1 người sẽ trở thành bệnh nhân lao.
- HIV làm cho bệnh lao tăng lên và khó khăn trong điều trị chẩn đoán.
- Lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người HIV (+).
- Tỷ lệ lao kháng thuốc có chiều hướng gia tăng.
II. Khái quát về trực khuẩn lao:
- Loại VK kháng cồn, kháng axít.
- Trong điều kiện tự nhiên: VK tồn tại 3 - 4 tháng.
- VK bị chết sau 1,5 giờ dưới ánh sáng mặt trời ( >35 độ C), 2 - 3 phút dưới tia cực tím
- Sinh sản chậm: 20 – 24h/lần
- Lao phổi là thể lao phổ biến nhất: 80 – 85% (người bệnh lao phổi AFB dương tính là nguồn lây)
III. Nguyên nhân gây bệnh:
Vi khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis)
Lao không phải bệnh di truyền. Riêng lao phổi là bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua không khí.
IV. Nguồn lây
- Là người bệnh lao phổi hoặc thanh quản ho, khạc, nói chuyện bắn vi khuẩn ra môi trường (Hết lây khi điều trị thuốc điều trị lao trên 2 tuần, XN đờm trực tiếp tìm AFB đàm âm tính)
- Người nghi lao được coi là nguồn lây cho đến khi qui trình chẩn đoán kết thúc kết luận người đó không mắc lao.
- Các yếu tố nguy cơ nhiễm lao phụ thuộc vào: hít chung bầu không khí với người bệnh ho khạc ra vi khuẩn: Mật độ, thời gian, chủ thể.
V. Cơ chế lây truyền bệnh lao: Bệnh lao lây qua đường hô hấp.
Đờm của người bệnh là nguồn lây quan trọng nhất. Người bệnh ho, nói, khạc, tạo ra những hạt nước bọt rất nhỏ chứa đầy vi khuẩn lao bay lơ lửng trong không khí (Nói : 200, Ho : 3.500, Hắt xì hơi : 4.500 – 1.000.000). Người ta có thể hít phải những hạt này vào phổi và mắc bệnh. Những bệnh nhân trong đờm có vi trùng lao lây nhiều hơn. Vi trùng lao có thể gây bệnh ở tất cả các bộ phận trong cơ thể. Người nhiễm lao có thể trở thành bệnh lao, tỷ lệ từ nhiễm lao chuyển thành mắc lao là 10% trong đời người, cao nhất trong 24 tháng.( HIV+ 10% năm). Những người sống gần bệnh nhân, nguy cơ lây bệnh càng cao.
VI. Triệu chứng nghi ngờ mắc lao:
Ho khạc trên 2 tuần, điều trị kháng sinh không đỡ. Có thể kèm theo:
- Ho ra máu.
- Đau ngực, khó thở.
- Sốt trên 2 tuần, sốt nhẹ về chiều.
- Gầy sút cân.
Khi có các triệu chứng trên, người bệnh cần đi xét nghiệm đờm ngay.
VII. Các phương pháp chẩn đoán bệnh lao:
- Xét nghiệm đờm trực tiếp tìm vi khuẩn lao, nuôi cấy, chụp X-quang tim phổi, xét nghiệm máu.
- Một số XN cao cấp giành cho trường hợp bệnh khó chẩn đoán: sinh học phân tử, nuôi cấy nhanh, kỹ thuật miễn dịch. Các XN này đắt tiền.
VIII. Cách phòng và chữa bệnh lao tại cộng đồng
- Chữa lao đúng cách, sẽ giảm lây một cách nhanh chóng, thường chỉ 2 tuần lễ. Biện pháp phòng bệnh lao hiệu quả nhất là điều trị khỏi cho những bệnh nhân có lao phổi ho ra vi khuẩn lao.
- Tiệt trùng đờm, chăn chiếu bằng ánh sáng mặt trời, nhiệt độ 600C trong 20 phút vi khuẩn lao sẽ chết. Phơi dưới ánh nắng mặt trời là phương pháp đơn giản hiệu quả.
- Vệ sinh môi trường: nhà cửa thông thoáng, không khạc nhổ bừa bãi, dùng khăn giấy gom đờm đốt đi.
- Tuổi cao, yếu tố độc hại (thuốc lá, bia rượu…), dinh dưỡng kém… là yếu tố làm bệnh nặng hơn.
- Tiêm phòng BCG cho trẻ sơ sinh.
IX. Nơi chữa bệnh lao
- Phòng khám lao tuyến huyện giúp khám, phát hiện, chẩn đoán bệnh lao. BN được điều trị tại các trạm y tế xã.
- Điều trị 8 tháng được miễn các chi phí: thuốc, khám bệnh và xét nghiệm đờm.
X. Phòng chống lây nhiễm lao tại cơ sở y tế chuyên khoa, đa khoa như tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam:
Đặc điểm và yếu tố nguy cơ lây nhiễm lao:
- Cơ sở đa khoa,chuyên khoa thường có nhiều người đến khám, điều trị, do đó khả năng áp dụng các biện pháp phòng chống lây nhiễm lao gặp hết sức khó khăn. Ttrong cùng một thời điểm, một người có thể mắc lao, nhiễm HIV và các bệnh khác, họ thường đến cơ sở y tế đa khoa, chuyên khoa để khám, chữa bệnh.
- Một tỷ lệ lớn người bệnh có dấu hiệu nghi lao đều không biết mình bị lao và cơ sở y tế chuyên khoa và đa khoa là nơi tiếp cận đầu tiên của họ.
- Nhiều nhân viên y tế chưa có ý thức phòng chống lây nhiễm lao một cách triệt để.
- Người dân khi đến khám, chữa bệnh không nghĩ rằng những người xung quanh mình đồng thời vừa mắc bệnh khác lại vừa mắc lao
* Các biện pháp phòng chống lây nhiễm lao tại cơ sở khám chuyên khoa, đa khoa.
. Biện pháp hành chính:
- Nơi có mật độ cao người đến khám, điều trị … cần có quy định và biện pháp phòng chống lây nhiễm lao triệt để.
- Chuyển sớm người nghi lao và bệnh nhân lao đến cơ sở chuyên khoa lao,
- Ưu tiên khám và chuyển người có dấu hiệu nghi lao đi khám lao sớm để hạn chế tối đa thời gian người nghi lao tiếp xúc với người xung quanh.
- Phải có phòng cách ly cho người bệnh cấp cứu, bệnh nặng có mắc lao mà chưa có khả năng chuyển đến cơ sở chống lao.
- Hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ phòng chống lây nhiễm lao như không khạc nhổ….
- Khám định kỳ cho nhân viên y tế nhằm phát hiện lao, HIV.
Biện pháp xử lý môi trường:
- Thông gió rất quan trọng cho những nơi có mật độ người tập trung cao.
- Lau dọn, tẩy trùng phòng khám, bệnh phòng hàng ngày.
- Bố trí nơi lấy bệnh phẩm đàm xa chỗ đông người, thông thoáng, cuối chiều gió, người bệnh không phải đi qua chỗ đông người để đến chỗ lấy bệnh phẩm.
Biện pháp cá nhân:
- Nhân viên y tế khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi khám bệnh.
- Người bệnh có dấu hiệu nghi lao, đặc biệt là người là nguồn lây phải được đeo khẩu trang thường xuyên tại những nơi có đông người.
1. Trong hộ gia đình:
- Tốt nhất là người nghi lao được khám XN phát hiện sớm. Điều trị theo 4 nguyên tắc.
- Tiêm phòng BCG cho trẻ SS và <1 tháng tuổi.
- Giữ vệ sinh môi trường: Ở thông thoáng, khạc đờm đúng cách, thường xuyên phơi nắng: chiếu, chăn, màn...
- Khi có người bệnh lao phổi AFB dương tính: Tránh tiếp xúc với trẻ < 5 tuổi và người có HIV. Bệnh nhân ở phòng riêng, thông thoáng khí, ho khạc và gom đờm đúng cách.
2 .Tại các cơ sở y tế
2.1. Biện pháp hành chính
- Chuyển sớm người nghi lao hoặc bệnh nhân lao đến cơ sở chuyên khoa lao.
- Ưu tiên khám và chuyển người nghi lao khám lao sớm, hạn chế thời gian tiếp xúc.
- Hướng dẫn ngưới bệnh ho, khạc nhổ, gom đờm đúng cách.
- Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên y tế 6 tháng /1 lần.
2.2. Biện pháp xử lý môi trường
- Thông gió là rất quan trọng cho những nơi có mật độ người tập trung cao.
- Lau dọn, tẩy trùng trong phòng khám, bệnh phòng hàng ngày.
- Nếu cơ sở khám chữa bệnh có nơi lấy bệnh phẩm đờm cần bố trí xa chỗ đông người, thông thoáng, cuối chiều gió, người bệnh không phải đi qua chỗ đông người.
2.3. Biện pháp cá nhân
- Nhân viên y tế khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi khám bệnh.
- Người bệnh có dấu hiệu nghi lao, đặc biệt là người là nguồn lây, phải được đeo khẩu trang thường xuyên tại những nơi có đông người.
Thông điệp gửi tới mọi người:
Bệnh lao có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Chữa khỏi bệnh lao là cách phòng bệnh tốt nhất.
- 26/09/2013 14:08 - VA và điều trị
- 18/09/2013 14:52 - Những điều cần biết về can thiệp động mạch vành
- 07/09/2013 10:09 - Tiệt trùng, khử trùng
- 07/09/2013 09:32 - Qui trình xét nghiệm mô bệnh học
- 03/09/2013 13:09 - Những điều cần biết về chụp động mạch vành
- 01/08/2013 14:42 - Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu ng…
- 31/07/2013 20:19 - Tư thế bệnh nhân trong gây mê phẫu thuật và biến c…
- 27/07/2013 18:22 - Tuyển lãnh đạo, tránh tình trạng ‘sống lâu lên lão…
- 27/07/2013 09:47 - Tầm soát mắt ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2
- 21/07/2013 14:43 - Plasmodium Knowlesi - Ký sinh trùng sốt rét khỉ gâ…