Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

Bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng

Bệnh thường do 2 loại côn trùng là bướm đêm và kiến khoang gây ra. Bệnh phát ra khi da tiếp xúc trực tiếp với lông của ấu trùng bướm đêm hoặc gián tiếp qua quần áo hay do gió thổi lông dính vào da, ở lông của ấu trùng bướm đêm có chất kích ứng da giống histamin gây viêm da cấp tính.

Viêm da do tiếp xúc với côn trùng thường bùng phát từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Nguyên nhân là sau vụ thu hoạch lúa hoặc mùa mưa làm ngập ruộng khiến bướm, kiến khoang không còn chỗ trú sẽ bay vào nhà, phòng ngủ, phòng tắm và đặc biệt là ban tối, khi thắp điện sáng, bướm sẽ bay vào.
Thương tổn ban đầu là những dát đỏ da, sau đó phù nề. Người bệnh thấy rát, đau, ngứa khó chịu. Trên bề mặt thương tổn màu trắng xám, lõm ở giữa, mụn nước, loét. Khi bị bội nhiễm thì có mủ trắng.
.
viem-da-do-con-trung

Thương tổn có hình dạng tương ứng với phần tiếp xúc với lông của bướm đêm. Có thể có từ 1 tới hàng chục thương tổn hình tròn, ô van, hình bản đồ, loang lổ, đôi khi thương tổn nhỏ và dài như vết cào của móng tay.

Kích thước to nhỏ khác nhau từ vài mm tới 10 - 20 cm. Các dát đỏ trên có thể xuất hiện ở một vùng da bên phải hoặc bên trái hay nằm rải rác 2 bên cơ thể. Đôi khi có thương tổn ở mắt làm cho mắt viêm đỏ, phù nề,nhức nhối khó chịu.

Biểu hiện lâm sàng của viêm da tiếp xúc do kiến khoang và bướm đêm là gần giống nhau nhưng do kiến khoang thường nặng hơn.

Bệnh thường phát nhanh sau khi tiếp xúc với dị nguyên từ vài giờ đến 1 hoặc 2 ngày. Với các biểu hiện trên ,nhiều bệnh nhân nhầm với bệnh Zona.

Bệnh thường khỏi sau 5 - 7 ngày điều trị ngoại trú, không cần nằm viện. Bệnh nhân không nên tự điều trị để tránh tình trạng làm bệnh nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị do sử dụng thuốc không đúng. Bệnh nhân có thể tự xử lý ban đầu bằng cách tắm rửa,làm sạch da với nước muối loãng, thay quần áo khác.

Việc điều trị bệnh hiện nay không khó, nhưng lại rất cần thận trọng. Đôi khi bệnh sẽ nặng hơn nếu dùng thuốc không đúng hoặc xuất hiện các dị ứng thuốc, làm lu mờ các biểu hiện ban đầu của bệnh dẫn đến khó xác định bệnh.

- Nếu chỉ có vết đỏ: người bệnh chỉ cần điều trị tại nhà. Dùng nước muối loãng 9% hoặc nước vôi loãng chấm ngày ba đến bốn lần, tránh rửa nước nhiều, tránh kỳ cọ làm trượt da tróc vảy.

- Nếu đau rát nhiều có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu khám và điều trị bằng các loại thuốc như dung dịch Jarish, dalibua, kháng sinh; các loại hồ làm dịu da như hồ nước, hồ tetra-pred từ 4 đến 6 ngày là khỏi.

Nếu tổn thương nhiễm trùng hóa mủ: bệnh nhân có thể dùng các dung dịch thuốc màu như milian, xanhmetylen, thuốc tím pha loãng. Sau 4, 5 ngày tổn thương hết viêm, bong vảy thì người bệnh có thể dùng các loại creme, mỡ kháng sinh hoặc corticoid. Trường hợp sốt có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân có thể dùng kháng sinh kết hợp với kháng histamin tổng hợp và corticoid nhẹ để uống. Tuyệt đối không được sử dụng phương pháp chữa dân gian như nhai gạo nếp, đỗ xanh đắp lên vết đau, có thể gây nhiễm trùng nặng.

Phòng bệnh

Để phòng bệnh, người dân nên thực hiện một số biện pháp sau: Sau vụ thu hoạch, buổi tối nên đóng kín cửa tránh côn trùng bay vào nhà, không lộn quần áo khi phơi tránh côn trùng bò vào, không mặc quần áo có côn trùng bám vào, không diệt côn trùng trên da hay trên quần áo. Những người thường làm việc vào buổi tối dưới ánh đèn cần đóng cửa sổ hoặc lưới ngăn côn trùng bay vào, nhất là vào mùa mưa bão. Chú ý phát hiện những côn trùng ở trong nước tắm, khăn mặt, quần áo trước khi dùng.
Khoa Da liễu (st)

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 27 Tháng 9 2013 09:56