Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

VA và điều trị

  • PDF.

I. Định nghĩa:

VA là tên tắt từ tiếng Pháp Végétations Adénoides, Việt Nam gọi đây là sùi vòm họng. Nó là tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu. Khi hít vào, không khí qua mũi, vào hầu họng đến phổi. Bình thường VA chỉ dày khoảng 4-5 mm, không cản trở đường thở. VA tuy rất mỏng, nhưng xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng.

VA

VA có từ lúc trẻ mới sinh nhưng rất nhỏ. Từ 6 tháng tuổi, nó phát triển dần theo nhiệm vụ miễn dịch. Đến 9-10 tuổi, VA teo dần và chỉ còn dấu vết ở tuổi dậy thì.

Nhiệm vụ của VA là nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể, tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập. Nó cùng một số tổ chức khác cùng làm nhiệm vụ miễn dịch tạo thành một vòng, gọi là vòng Waldeyer gồm: VA, amygdale vòi, amygdale hầu,  amygdale lưỡi, amygdale khẩu cái. Vòng này bao chung quanh đường thở và đường ăn. Tất cả các vi khuẩn vào từ mũi và từ miệng đều phải xuyên qua đó.

Không khí chứa vi khuẩn vào mũi, đi ngang qua VA trước khi vào phổi. Vi khuẩn sẽ bám vào VA dễ dàng nhờ diện tiếp xúc rộng của nó. Các tế bào bạch cầu đã có sẵn, giữ vi khuẩn lại, tiếp nhận chúng để nhận diện và tạo kháng thể. Kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là ở vùng mũi họng. Khi vi khuẩn tái xâm nhập, chúng sẽ tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt ngay.

Do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên VA hay bị viêm, nhưng rất nhẹ. Khi sức đề kháng suy yếu, vi khuẩn tràn ngập quá nhiều sẽ xâm nhập toàn bộ VA. Lúc này nếu bạch cầu không đủ sức cô lập vi khuẩn, chúng sẽ bám và cư trú tại VA, phát triển và gây viêm. Khi đó, trẻ sẽ bị sốt, có khi rối loạn tiêu hóa (nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng…).

II.Triệu chứng:

- Nếu viêm kéo dài, thể tích của VA sẽ tăng lên và ngăn cản không khí ra vào, gây trẻ bị nghẹt mũi. Lượng dịch ở mũi không được chảy xuống họng, đọng lại ngày càng nhiều và chảy ra phía trước, gây chảy mũi trong. Nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài, bội nhiễm trở thành nước mũi đục và chảy ra rất nhiều, có khi trở thành màu xanh.

- Viêm VA còn có thể làm bít tắc lỗ thông vào tai giữa, gây viêm tai ứ dịch.

- Nếu VA to, không khí vào ít, không cung cấp đủ ôxy cho cơ thể, trẻ sẽ trở nên lờ đờ, ngủ không ngon dẫn đến mệt mỏi, thiếu khí.

III. Biến chứng:

Viêm VA có thể dẫn đến các biến chứng như viêm mũi, xoang, tai, amiđan, thanh quản. Nếu viêm lâu, trẻ thở bằng miệng, mũi ít được sử dụng nên qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, xương hàm trên phát triển kém, răng hàm trên mọc lởm chởm. Cằm có vẻ nhô ra và to hơn. Đó là vẻ mặt đặc trưng của trẻ viêm VA.

* Thời điểm nạo VA

VA có nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể; do đó không nên nạo rộng rãi. Chỉ nạo VA trong các trường hợp sau:

  • VA quá to, gây khó thở và viêm mũi.
  • VA quá to, gây nghe kém, viêm tai giữa cấp.
  • Có một trong các biến chứng sau: Viêm amiđan, viêm thanh quản cấp, rối loạn tiêu hóa, không tăng trọng.

Nạo VA là thủ thuật đơn giản, có thể tiến hành nhanh gọn trong vài phút, ít gây biến chứng, thời gian hậu phẫu ngắn.

Bs CKII Trần Giám (st)

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 04 Tháng 10 2013 14:14

You are here Tin tức Y học thường thức VA và điều trị