Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Cảnh báo về các nguy cơ khi sử dụng kháng sinh vancomycin

  • PDF.

Ds Nguyễn Thị Thúy Hằng

Vancomycin là chất kháng sinh thuộc nhóm glycopeptid đã được đưa vào chữa bệnh từ hơn 40 năm qua, nhưng ngày nay vẫn được coi là kháng sinh quan trọng do hiệu quả chữa bệnh cao khi dùng đơn thuần hoặc phối hợp với các kháng sinh khác, chống lại các vi khuẩn đã nhờn với nhiều loại kháng sinh thông dụng. Đặc biệt trong điều trị tích cực các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do các chủng vi sinh vật kháng methicillin (chất kháng sinh nhóm β-lactam) gây nên.

Cơ chế tác dụng vancomycin và sức đề kháng:

 vanco1

Biểu đồ này cho thấy chỉ có một trong hai cách vancomycin chống lại các vi khuẩn (ức chế tế bào liên kết ngang) và chỉ một trong nhiều cách mà vi khuẩn có thể trở nên kháng với nó:

1. Vancomycin được thêm vào môi trường vi khuẩn trong khi nó đang cố gắng để tổng hợp thành tế bào mới. Ở đây, các sợi tế bào đã được tổng hợp, nhưng chưa liên kết ngang.

2. Vancomycin nhận diện và gắn vào hai dư lượng D-ala ở đầu của chuỗi peptide. Tuy nhiên, trong các vi khuẩn kháng thuốc, các D-ala cặn cuối cùng đã được thay thế bởi một D-lactate, do vancomycin không thể ràng buộc.

3. Ở vi khuẩn kháng thuốc, cross-liên kết được hình thành thành công. Tuy nhiên, trong các vi khuẩn nonresistant, các vancomycin liên kết với các chuỗi peptide giúp ngăn chặn các tương tác đúng với các enzyme tế bào liên kết ngang.

4. Trong các vi khuẩn kháng thuốc, các liên kết chéo ổn định được hình thành. Trong các vi khuẩn nhạy cảm, liên kết chéo không thể được hình thành và vách tế bào tan rã.

Vancomycin là kháng sinh chỉ được sử dụng trong bệnh viện và chỉ dùng cho những người bệnh được theo dõi chặt chẽ, vì có nguy cơ cao về các phản ứng phụ. Thuốc được chỉ định trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng, bệnh thận và tim:

- Trong các trường hợp nhiễm khuẩn máu khó điều trị do các vi khuẩn Gram dương như viêm màng trong tim nhiễm khuẩn và viêm màng trong tim có lắp van nhân tạo. Vancomycin được chỉ định khi người bệnh dị ứng penicilin hoặc đã điều trị thất bại. Nếu điều trị viêm màng trong tim bằng benzylpenicilin phối hợp với aminoglycosid không có hiệu quả sau 2 - 3 ngày, thì nên dùng vancomycin. Có thể phối hợp với aminoglycosid hoặc rifampicin để tăng hiệu lực.

- Các trường hợp nhiễm khuẩn máu nặng do tụ cầu mà các kháng sinh khác không có tác dụng, như nhiễm khuẩn do S. aureus kháng isoxazolyl - penicilin, hay phổ biến hơn là S. epidermidis kháng isoxa - penicilin.

- Các nhiễm khuẩn cầu nối do Staphylococcus thường là S. epidermidis, như trường hợp dẫn lưu não thất và cầu nối lọc máu. Phương pháp điều trị thẩm tách màng bụng lưu động liên tục, hiện đại cũng thường gặp biến chứng nhiễm khuẩn, mà tỉ lệ cao là do cầu khuẩn Gram dương (chủ yếu là S. epidermidis). Vancomycin có tác dụng tốt trong trường hợp này, dùng tiêm tĩnh mạch và cho vào dịch thẩm tách.

- Dùng dự phòng viêm màng trong tim trước phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật phụ khoa và đường ruột cho các người bệnh dị ứng penicilin.

Tuy nhiên những năm gần đây, liên tiếp có những cảnh báo của Cơ quan Quản lý Dược phẩm Úc (TGA) cũng như Cơ quan Quản lý An toàn thuốc và Thiết bị y tế New Zealand (MEDSAFE) về nguy cơ khi sử dụng kháng sinh Vancomycin truyền tĩnh mạch.

- Ngày 01/05/2013, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Úc (TGA) nhận 108 báo cáo phản ứng có hại về bệnh thận và các rối loạn đường tiết niệu liên quan đến vancomycin. Phần lớn các trường hợp ADR xảy ra trên bệnh nhân nặng, hầu hết đã được điều trị bằng nhiều loại thuốc trước đó, trong đó có cả những thuốc cũng có nguy cơ gây độc tính trên thận. Những thông tin về việc theo dõi bệnh nhân và điều chỉnh liều trong các báo cáo không được mô tả đầy đủ.

TGA khuyến cáo cán bộ y tế thận trọng khi sử dụng vancomycin trên bệnh nhân, đặc biệt trên bệnh nhân suy thận có các yếu tố nguy cơ, bệnh nhân dùng thuốc trong thời gian dài.

Trong ấn phẩm Prescriber Update số ra tháng 9 năm 2014, Cơ quan Quản lý An toàn thuốc và Thiết bị y tế New Zealand (MEDSAFE) có bài cảnh báo về nguy cơ phản ứng da nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng vancomycin. Theo đó, vancomycin có nguy cơ gây các phản ứng da nghiêm trọng bao gồm  hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng Lyell (TEN), ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) và hội chứng quá mẫn do thuốc (DRESS). Trung tâm theo dõi phản ứng có hại của thuốc của New Zealand (CARM) đã ghi nhận 7 trường hợp phản ứng da nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng vancomycin. Trong năm 2014, CARM đã nhận được 1 báo cáo tử vong do TEN liên quan đến vancomycin.

vanco2

Để giảm thiểu tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do các phản ứng da nghiêm trọng liên quan đến vancomycin, MEDSAFE khuyến cáo cán bộ y tế cần nhanh chóng nhận biết các biểu hiện của các phản ứng da nghiêm trọng trên bệnh nhân, ngừng thuốc nghi ngờ và hỗ trợ y tế ngay khi phát hiện các dấu hiệu phản ứng đầu tiên như mẩn da, bong da, lở loét miệng, viêm kết mạc hoặc các phản ứng quá mẫn khác.

Tài liệu tham khảo:

  1. Wikipedia.org
  2. Canhgiacduoc.org

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 10 Tháng 7 2015 09:07

You are here Tin tức Thông tin thuốc Cảnh báo về các nguy cơ khi sử dụng kháng sinh vancomycin