Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Tiêm an toàn

  • PDF.

Cao Thị Kim Huệ - Khoa Cấp Cứu

Tiêm là thủ thuật xâm lấn, là thủ thuật phổ biến nhất trong các thủ thuật can thiệp nhằm đưa thuốc vào cơ thể với mục đích điều trị hay dự phòng. Trên thực tế có khoảng 95% mũi tiêm với mục đích điều trị, 3% tiêm chủng, 1% kế hoạch hoá gia đình, 1% truyền máu và chế phẩm của máu.

Hàng năm có khoảng 16 tỉ lần tiêm tại các nước quá độ và đang phát triển, số lượng tiêm trung bình 1 lần/người/năm. Đối với người ốm phải nhập viện kể cả trẻ em và người lớn ≥ 10 lần – 100 lần.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới tiêm an toàn là mũi tiêm không gây nguy hại cho người bệnh, không gây nguy hại cho nhân viên y tế và không gây nguy hại cho cộng đồng.

tiemantoan

Chúng ta biết tiêm không an toàn xảy ra do thiếu nhận thức về sự nguy hiểm của tiêm, suy nghĩ sai rằng tiêm hiệu quả hơn uống thuốc qua đường miệng. Một số nhân viên y tế nghĩ rằng người bệnh cần được tiêm thuốc tuy nhiên trên thực tế không cần phải tiêm thuốc cho họ. Một số người bệnh yêu cầu tiêm thuốc cho họ ngay cả khi yêu cầu này ngược với lời khuyên của nhân viên y tế, một số nhà lâm sàng kiếm tiền nhiều hơn khi tiêm.

Tiêm không thích hợp làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong, gây lãng phí, tăng tai biến như lan truyền các nhiễm khuẩn như HBV (6 – 30 người/100người), HCV (6 – 10 người/100người), HIV (1/300người), sốc phản vệ, áp xe, teo cơ, v.v...Chính vì vậy, để tiêm an toàn và hợp lý ta cần phải thay đổi hành vi thái độ của nhân viên y tế và người bệnh, nắm bắt được nhu cầu khách hàng về tiêm an toàn và các phương pháp cải tiến, xây dựng chiến lược hiệu quả nhằm làm giảm tiêm không cần thiết, đảm bảo các trang thiết bị và dụng cụ cần thiết để tiêm an toàn, quản lý rác thải an toàn và hợp lý.

Ngoài ra, yếu tố cần thiết để thực hiện việc tiêm an toàn:

+  Loại bỏ các trường hợp tiêm không cần thiết;

+ Sử dụng các thiết bị và dụng cụ tiêm đã được tiệt khuẩn;

+ Chuẩn bị và thực hành tiêm không bị nhiễm khuẩn;

+Vứt bỏ các vật sắc nhọn đã sử dụng đúng nơi quy định.

+ Nếu tiêm là không cần thiết có thể cho người bệnh dùng thuốc qua đường miệng, da hoặc trực tràng để an toàn hơn và có tác dụng như nhau; Không tái sử dụng thiết bị và dụng cụ tiêm;

+ Chỉ tiêm truyền khi chuẩn bị sẵn các thiết bị và dụng cụ đã được tiệt trùng; Loại bỏ các gói tiêm đã bị thủng, bị xé trước hoặc đã bị hỏng do độ ẩm; Sử dụng kim và bơm tiêm đã được tiệt trùng để hoà thuốc tiêm;

+ Không dùng chung bơm tiêm để hoà cho nhiều lọ thuốc; Sử dụng kim và bơm tiêm đã được tiệt trùng cho mỗi lần tiêm;

+ Mở gói tiêm công khai trước người bệnh để đảm bảo kim và bơm tiêm chưa được sử dụng;

+Chuẩn bị tiêm tại một địa điểm đã được chỉ định rõ và sạch sẽ;

+ Không được để máu, mẫu xét nghiệm hoặc những vật dụng nhiễm tại nơi tiêm;

+ Giữ nơi tiêm ngăn nắp để dễ dàng làm sạch và tẩy rửa trên các bề mặt;

+Rửa tay dưới vòi nước đang chảy và rửa với xà phòng hoặc chất tẩy rửa, với dung dịch có chứa cồn trước khi chuẩn bị tiêm; Rửa tay lại sau khi tiếp xúc với vết bẩn, máu hoặc dịch cơ thể;

ruatay1

+ Làm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất để bảo quản và sử dụng mỗi loại thuốc. Không dùng kim tiêm để rút thuốc và đừng bao giờ để lưu kim trong lọ thuốc;

+ Loại bỏ các lọ thuốc có vết nứt, thủng hoặc thấy bị nhiễm bẩn; Vứt bỏ kim tiêm đã đụng vào tay, bề mặt hay các vật dụng chưa vô trùng;

+ Vô trùng các dụng cụ đã bị chạm vào các vật dụng chưa vô trùng; Sử dụng an toàn kim và bơm tiêm: Các phần trên kim tiêm tuyệt đối không được chạm vào (thân kim, nòng bơm tiêm, phần nối đốc kim). Các phần trên kim tiêm có thể chạm vào (Đốc kim, vỏ ngoài bơm tiêm, đuôi bơm tiêm);

+ Không cần thiết dùng chất tẩy rửa làm sạch đầu lọ thuốc hoặc ampun;

+ Đừng bao giờ để bông ẩm vào chất tẩy rửa, tất cả các chất tẩy rửa có thể trở thành nhiễm khuẩn và truyền bệnh;

+ Nếu lau chùi lọ thuốc, hãy dùng cồn isopropylic hoặc ethanol không được dùng methanol;

+ Không cần dùng gạc thấm phần da để tiêm: Làm sạch phần da bẩn với nước sạch và dùng bông gòn lau khô lại. Nếu dùng gạc thấm vào da, phải dùng 1 một miếng gạc đóng gói riêng với cồn isopropylic hoặc ethanol;

+ Không được bẻ ống thuốc tiêm có vỏ thuỷ tinh bằng ngón tay trần, có thể dùng gạc hoặc dùng các chất liệu cứng để bảo vệ tay;

+ Trong quá trình tiêm, phải giữ người bệnh không được di chuyển để ngừa kim đâm;

tiemantoan2

+ Cần đánh giá điều kiện tinh thần của người bệnh và phối hợp với đồng nghiệp để giữ bệnh nhân khi tiêm, đối với trẻ em giữ nhẹ nhàng bằng cách ôm vào lòng;

+ Không được đậy lại nắp kim tiêm, nếu cần thiết phải đậy nắp kim tiêm, hãy dùng kỹ thuật 1 tay; Khi tiêm không cần đeo găng (có thể dùng găng sử dụng 1 lần khi tiêm nếu nghi ngờ bị chảy nhiều máu);

+ Ngay lập tức bỏ kim và bơm tiêm đã sử dụng vào thùng đựng vật sắc nhọn;

+ Khi tiêm phải có hộp an toàn, đóng các hộp an toàn khi đã đầy ¾ hộp và niêm phong  lại để vào nơi quy định, đề phòng nhân viên bán bơm tiêm đã sử dụng;

+ Không được để chung bơm tiêm với rác thải thông thường vì chúng có thể bị sử dụng lại hoặc gây ra bị thương do kim đâm;

+Các lò đốt cần giám sát theo đúng quy trình bởi nhân viên có kinh nghiệm nhằm đảm bảo quản lý an toàn.

Tiêm không an toàn gây ra tỷ lệ lớn các nhiễm khuẩn viêm gan B và C. cho nên cần có các hướng dẫn chỉ đạo và chính sách có thể làm giảm các nguy cơ này  và bắt đầu chiến lược hành động mang tính cộng động, quốc gia và toàn cầu.

Hãy nhớ rằng TIÊM AN TOÀN LÀ:

1. Không gây nguy hại người nhận,

2. Không gây phơi nhiễm cho người cung cấp bất kỳ yếu tố rủi ro nào có thể tránh được.

3. Không đưa đến bất kỳ sự lãng phí nào nguy hiểm cho người khác.

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 28 Tháng 5 2013 10:37

You are here Tin tức Y học thường thức Tiêm an toàn