Khoa Hóa Sinh
I.Sinh lý:
Amylase là một enzym được sản xuất chủ yếu ở tụy và các tuyến nước bọt và với một lượng không đáng kể ở gan và vòi trứng. Amylase tham gia vào quá trình tiêu hóa các carbohydrat phức tạp tạo thành các đường đơn.
Hoạt độ Amylase toàn phần có thể đo được trong huyết thanh,nước tiểu hay trong các dịch sinh học khác của cơ thể ( ví dụ : dịch cổ chướng, dịch màng bụng…). Hoạt độ toàn phần này là tổng hoạt độ của 2 isoenzym chính: isoenzym P có nguồn gốc từ tụy và isoenzym S có nguồn gốc từ tuyến nước bọt, phổi, sinh dục hay khối u. Trong huyết thanh của người bình thường, isoenzym typ S chiếm ưu thế hơn một chút. Thông thường, có thể đo được hoạt độ amylase trong huyết thanh và trong nước tiểu.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng hoạt độ amylase máu hoặc amylase nước tiểu. Ngoài viêm tuyến nước bọt, tình trạng gia tăng rõ rệt hoạt độ amylase gợi ý trước tiên tới chẩn đoán viêm tụy cấp hay đợt tiến triển cấp của viêm tụy mạn. Nếu không thấy có tình trạng viêm tụy, cần yêu cầu đo hoạt độ enzym P và S.
II.Cách lấy bệnh phẩm:
Máu: Xét nghiệm (XN) được thực hiện trên huyết thanh. Yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn trước khi lấy máu.
Nước tiểu: Thu bệnh phẩm nước tiểu 24h. Nước tiểu được bảo quản trong tủ mát hay trong đá lạnh
III. Giá trị bình thường:
- Amylase máu:
+ Người lớn: 53 – 123 U/L
+ Người có tuổi tăng nhẹ so với bình thường.
- Amylase niệu : 0 – 375 U/L
IV. Amylase máu tăng:
- Viêm tụy cấp.
- Nghiện rượu.
- Tắc mật.
- Sỏi ống mật chủ.
- Nhiễm toan ceton do ĐTĐ.
- Tăng lipid máu.
- Cường chức năng tuyến giáp.
- Viêm nhiễm tuyến nước bọt.
- Quai bị.
- Thủng ruột non.
- Thủng ổ loét dạ dày tá tràng.
- Có thai.
- Chửa ngoài tử cung vỡ.
V. Amylase máu giảm:
Các nguyên nhân chính thường là:
- Xơ gan.
- Viêm gan.
- Ung thư tụy.
- Bỏng nặng.
- Nhiễm độc giáp nặng.
- Nhiễm độc thai nghén.
VI. Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm:
Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.
Bệnh phẩm bị nhiễm bẩn nước bọt có thể gây tăng giả tạo kết quả xét nghiệm.
Tăng triglycerid nặng( >5 lần giá trị bình thường cao) có thể gây tình trạng ức chế hoạt độ enzym. Suy thận cũng có thể gây tăng vừa hoạt độ amylase huyết thanh.
Các thuốc làm tăng hoạt độ amylase huyết thanh là: Acetaminophen, kháng sinh, aspirin, corticosteroid, estrogen, furosemid, thuốc kháng viêm không phải steroid, prednison, salicylat, và các lợi tiểu nhóm thiazid.
Các thuốc có thể làm tăng hoạt độ amylase niệu Là : Rượu, aspirin, bethanechol, codein, indomethacin, meperidin, morphin, pentazocin, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid.
Các thuốc có thể làm giảm hoạt độ amylase huyết thanh là Citrat, glucose, oxalat.
Các thuốc có thể làm giảm hoạt độ amylase niệu là : Fluorid, glucose.
- 06/06/2013 20:16 - Bệnh nhân hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn t…
- 30/05/2013 21:37 - Khói thuốc lá nguy hiểm hơn ta tưởng
- 30/05/2013 09:41 - Giám sát dinh dưỡng
- 28/05/2013 10:28 - Tiêm an toàn
- 28/04/2013 08:57 - Sự hấp thu của thuốc
- 26/04/2013 09:11 - Một số nguyên tắc sử dụng thuốc với người điều dưỡ…
- 17/04/2013 20:40 - Chế độ ăn trong bệnh đái tháo đường
- 17/04/2013 06:46 - Mười điều chú ý khi dùng thuốc
- 10/04/2013 18:56 - Sơ đồ diễn biến viêm gan siêu vi
- 08/04/2013 07:22 - Sán lá gan