Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Ngộ độc trái cây sơn tuế

  • PDF.

Ths Nguyễn Ngọc Văn Khoa - Khoa Cấp Cứu

I. Ca lâm sàng:

Ngày 8/12/2014,  khoa Cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam tiếp nhận 2 bệnh nhân vào viện: Bệnh nhân Trần Thị Mỹ L. 55 tuổi, và Văn Thị Mỹ L. 44 tuổi, trú quán tại phường An Xuân, Thành phố Tam kỳ. Cả hai đều có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn dữ dội, nôn ra thức ăn, đau bụng vùng thượng vị ít, không đi cầu lỏng, dấu sinh tồn ổn định. Qua khai thác tiền sử, bệnh sử, ghi nhận cách nhập viện gần 1 giờ, cả 2 bệnh nhân có ăn bánh xèo được đúc bằng bột trái cây sơn tuế xay nhỏ. Hai bệnh nhân được chẩn đoán: Ngộ độc trái cây sơn tuế qua đường tiêu hóa giờ thứ 2. Cả hai ca đều được cấp cứu ngay và chuyển về khoa Hồi Sức Tích Cực Và Chống Độc, tiếp tục được điều trị theo phác đồ ngộ độc cấp thông thường. Sau 5 ngày điều trị tích cực tại game nổ hủ , sức khỏe cả hai bệnh nhân ổn định và ra viện.

somtue1

somtue4

II. Bàn luận:

Cây sơn tuế có tên phổ thông: Sơn tuế, Vạn tuế, tên khoa học: Cycas revoluta Thunb, thuộc họ thực vật: Cycadaceae (Thiên Tuế). Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Nhật bản. Ở Việt Nam: Thường được trồng làm cây cảnh.

Đặc điểm hình thái:

Thân, Tán, Lá: Thân hình trụ, có thể cao 1-3m, gốc phình rộng thành đế như củ. Lá mọc thành vòng, dày đặc ở đỉnh thân. Lá dài 50cm, cuống có lông dày, kép lông chim, lá chét 50-60 đôi dạng dải, thuôn về phía gốc và đỉnh. Phiến lá nhẵn bóng màu xanh đậm.

Hoa, Qủa, Hạt: Nón cái dạng chóp dài tới 5-7cm phần gốc mang noãn, hẹp, phần không sinh sản ở trên dạng phiến rộng có 10 khía sâu, có lông dày.  Hạt hình trái xoan dẹt, non có lông nhẵn màu da cam.  

Đặc điểm về độc tính:

Theo National Tropical Botanical Garden, Hoahocngaynay.com,  VnExpress:

Trong thân cây, ngọn cây sơn tuế có các hợp chất alkaloids có thể gây ung thư, có các acid amin là nguyên nhân làm rối loạn thần kinh mãn tính, còn trong lá, hạt và vỏ cây sơn tuế có chất cycasin độc tính khá cao. Công thức hóa học của Cycasin:

somtue5

III. Kết luận:

Như vậy trong thân, ngọn, vỏ hạt cây sơn tuế đều có chất có thể gây độc cho người. Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc thậm chí gây tử vong cho người. Nên đặt cây tránh xa tầm với của trẻ em, bởi cơ thể non nớt của bé dễ bị tổn thương nếu vô tình chạm vào cây. Đặc biệt không nên ăn vỏ hạt cây sơn tuế, Tuy nhiên các độc tố của cây phải có cơ hội vào người mới gây bệnh, cây vạn tuế lại là cây không có bộ phận hấp dẫn người ta đưa vào cơ thể bằng đường tiêu hóa, lại có lá cứng, đỉnh các thùy phiến nhọn chích vào da gây đau nên trẻ nhỏ cũng khó tiếp cận thường xuyên. Vì thế khi chăm sóc cây, tránh trồng trong nhà, tránh trồng ở khu vui chơi giải trí của trẻ con là cần thiết, nhưng nếu hoang mang mà triệt phá, nhổ bỏ, đốt hủy... thì cũng cần xem lại. Vì bên cạnh cây sơn tuế, thì những cây trúc đào, thông thiên còn có những chất độc hại hơn nhiều... cần phải được quan tâm trước cả cây sơn tuế.

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 04 Tháng 1 2015 15:25

You are here Tin tức Y học thường thức Ngộ độc trái cây sơn tuế