Bs Phạm Phú Tuấn - Khoa Cấp Cứu
Bệnh cúm thường xảy ra vào mùa đông xuân nếu không chủ động phòng tránh bệnh có thể trở thành dịch, như đại dịch cúm A H1N1năm 2009 - 2010 xảy ra ở nước ta và các nước trên thế giới.
Tuy hiện nay đã được dập tắt, cũng như cúm gia cầm H5N1 , H7 N9 …và các loại cúm khác, mầm bệnh vẫn âm thầm xảy ra trong cộng đồng cùng với điều kiện khí hậu nhiệt đới, thời điểm giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa như hiện nay được xem là điều kiện lý tưởng để vi rút cúm phát triển và gây bệnh. Vì vậy việc chủ động phòng tránh cần thực hiện 10 khuyến cáo sau đây:
1.Thường xuyên nâng cao thể trạng băng cách tập thể dục, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng vitamin và khoáng chất, thưc hiện ăn chín uống sôi.
2. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng hằng ngày, rữa tay trước khi ăn và sau khi đi cầu .
3. Không sử dụng thịt và các sản phẩm từ súc vật mắc bệnh như nghi ngờ, gia cầm chết thịt gia cầm không rõ nguồn gốc. Không ăn những thức ăn sống như thịt tái, tiết canh …vv
4. Hạn chế sự tiếp xúc với nguồn bệnh như: Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, súc vật mắc bệnh
5. Những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh người bệnh làm việc ở các nơi có dịch cúm trên súc vật, cần thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân như phòng chống dịch SARS.
6. Những người mắc bệnh mãn tính, có nguy cơ biến chứng cúm, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.
7. Khi có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp như sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau họng, ho… cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
8. Tuyên truyền, khuyến cáo người dân về tác hại và sự nguy hiểm của virus cúm gia cầm, khuyến khích người dân báo dịch khi phát hiện gia cầm ốm, chết bất thường. Nghiêm cấm việc giấu dịch, bán chạy gia cầm mắc bệnh làm lây lan dịch bệnh và không buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch thú y. Thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi, tập trung vào khu vực có nguy cơ cao phát sinh ổ dịch cúm gia cầm (khu vực chăn nuôi gia cầm, chợ buôn bán, điểm thu gom gia cầm, cơ sở ấp nở gia cầm và cơ sở giết mổ gia cầm,...)
9. Tiêm phòng vắc xin cúm ở các đối tượng sau:
- Nhân viên y tế làm viêc ở nơi có nguy cơ cao.
- Trẻ em từ 6 tháng - 8 tuổi
- Người già trên 65 tuổi
- Người mắc bệnh mạn tính: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, bệnh đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.
10. Tiêm vacxin chống cúm cho gia cầm súc vật có nguy cơ mắc bệnh. Tiêu huỷ gia xúc gia cầm bị bệnh. Không giết mổ, ăn thịt gia cầm, gia súc mắc bệnh.
- 13/01/2015 09:34 - Khái lược về can thiệp động mạch vành qua da
- 04/01/2015 15:00 - Ngộ độc trái cây sơn tuế
- 04/12/2014 15:17 - Nỗi niềm người thầy thuốc Khoa Cấp Cứu
- 02/12/2014 13:36 - Dinh dưỡng điều trị trong bệnh suy thận mạn
- 02/12/2014 12:05 - Ngày Quốc tế người khuyết tật 03/12
- 27/11/2014 11:59 - Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đối với tình trạ…
- 26/11/2014 14:29 - Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng hô hấp
- 24/11/2014 14:11 - Bàn chân khoèo
- 24/11/2014 12:34 - Dao điện
- 23/11/2014 10:00 - Hãy thay đổi tư duy