Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Kháng sinh nhóm fluoroquinolon – những vấn đề cần lưu ý

  • PDF.

Ds Trần Thị Kim San

US.FDA khuyến cáo giới hạn sử dụng fluoroquinolon đối với một số nhiễm khuẩn không biến chứng và cảnh báo về một số tác dụng phụ để lại di chứng có thể xuất hiện cùng lúc.

Fluoroquinolon là nhóm kháng sinh tổng hợp phổ rộng được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng. Các thuốc trong nhóm này có thể được sử dụng ở dạng uống và dạng tiêm truyền tĩnh mạch trong điều trị các nhiễm khuẩn tiết niệu - sinh dục, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da, mô mềm, nhiễm khuẩn tiêu hóa và một số tình trạng nhiễm khuẩn nặng. Tại Việt Nam, các fluoroquinolon được sử dụng qua đường uống và tiêm truyền tĩnh mạch bao gồm ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, ofloxacin và pefloxacin.

kkcqui1

Cơ chế tác dụng và phổ kháng khuẩn:

Các fluoroquinolon có tác dụng lên 2 enzym đích là ADN gyrase và topoisomerase IV của vi khuẩn nên phổ kháng khuẩn rộng, hoạt tính kháng khuẩn cũng mạnh hơn. Mọi FQ đều có tác dụng trên 2 enzym này với ái lực khác nhau tùy theo bản chất của vi sinh vật gây bệnh và loại FQ.

Phổ kháng khuẩn của fluoroquinolon gồm: E.coli, Salmonella, Shigella, Enterobacter, Neisseria, P.aeruginosa, Enterococci, phế cầu, tụ cầu (kể cả loại kháng methicilin). Các vi khuẩn trong tế bào cũng bị ức chế với nồng độ fluoroquinolon huyết tương như chlamidia, mycoplasma, brucella, mycobacterium...

Tác dụng không mong muốn

  • Tiêu hóa (2-5%): buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, biếng ăn, loạn vị giác.
  • Tim mạch (2%): hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, kéo dài khoản QT trong trường hợp dùng cùng với erythromycin, clarithromycin, doxepin, cisaprid kèm nguy cơ xoắn đỉnh.
  • Thần kinh (0,5- 4%): nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ, rối loạn tính khí, lú lẫn, phản ứng loạn thần kinh, run, cơn động kinh.
  • Da (1-5%): ban, ngứa, nhạy cảm ánh sáng, mày đay, nhiễm sắc tố ở chân.
  • Gan: tăng nhất thời transaminase, viêm gan tiêu hủy tế bào hoặc ứ mật, suy gan.
  • Thận: tăng nitơ huyết, huyết niệu, viêm kẽ thận, suy thận
  • Vận mạch: bệnh lý khớp ,viêm gân, đứt gân gót.

Ngày 12/5/2016, FDA khuyến cáo các phản ứng có hại (ADR) nghiêm trọng khi sử dụng fluoroquinolon (FQ) đã vượt quá lợi ích các thuốc này đem lại cho các bệnh nhân viêm xoang, viêm phế quản và viêm đường tiết niệu không biến chứng.  Đối với các bệnh nhân này, nên cân nhắc lựa chọn kháng sinh khác để ưu tiên FQ cho các trường hợp không có kháng sinh khác thay thế. Tổng quan về độ an toàn của FDA đã chỉ ra rằng việc sử dụng các kháng sinh FQ theo đường toàn thân có liên quan đến các ADR nghiêm trọng để lại di chứng hoặc có khả năng kéo dài. Các ADR này có thể xuất hiện cùng lúc. Các cơ quan bị ảnh hưởng bao gồm gân, cơ, khớp, dây thần kinh và hệ thần kinh TW. Hiện FDA đang rà soát lại nhãn thuốc và Hướng dẫn sử dụng của tất cả các FQ để cập nhật thông tin này. FDA cũng tiếp tục nghiên cứu về độ an toàn của các thuốc này để cập nhật thêm thông tin cho cộng đồng. 

Bác sĩ kê đơn khuyến cáo bệnh nhân cần liên lạc với các cán bộ y tế ngay trong trường hợp xuất hiện các ADR nghiêm trọng khi sử dụng FQ. Các dấu hiệu và triệu chứng của các ADR nghiêm trọng bao gồm: đai gân, khớp và cơ, cảm giác kim châm hoặc kiến bò, lẫn lộn và ảo giác. Cán bộ y tế nên ngừng sử dụng FQ theo đường toàn thân ngay khi bệnh nhân báo cáo các ADR này và đổi sang kháng sinh khác để hoàn thành liệu trình điều trị cho bệnh nhân. 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 03 Tháng 6 2016 19:34

You are here Tin tức Thông tin thuốc Kháng sinh nhóm fluoroquinolon – những vấn đề cần lưu ý