2. PHÂN BIỆT LÒNG THẬT, LÒNG GIẢ TRÊN HÌNH CT SCAN
Có khá nhiều dấu hiệu để phân biệt lòng thật, lòng giả trong bóc tách động mạch chủ trên hình ảnh CT, dấu hiệu điển hình nhất là kích thước và dấu mỏ chim.
Trong bóc tách cấp tính cũng như mạn tính kích thước lòng thật thường nhỏ hơn lòng giả. Hình mỏ chim thường xuất hiện ở lòng giả. Trong một số ít trường hợp khó nhận định hai dấu hiệu trên, ta có thể bổ sung các dấu hiệu đi kèm khác.
Hình 10. Hình ảnh bóc tách động mạch chủ cấp tính, hình cắt ngang mức cung động mạch chủ cho thấy lòng giả ở bên ngoài (F) choàng quanh lòng thật bên trong (T), vạt bóc tách duỗi thẳng về phía động mạch vô danh (mũi tên đỏ). Hình sợi tơ nhện trong lòng giả (mũi tên xanh)
Hình 11. Bóc tách động mạch chủ cấp. Hình ảnh lòng giả (F) có đường kính lớn, hình mỏ chim phía trước lòng giả (mũi tên xanh, hình a), hình mỏ chim cả phía trước và phía sau lòng giả (mũi tên đỏ, hình b) Lòng thật (T) có đường kính nhỏ hơn lòng giả (hình 11a và 11b)
Hình 12. Bóc tách động mạch chủ mạn, lòng giả (F) lớn hơn lòng thật (T). Huyết khối trong lòng giả (mũi tên xanh)
Hình 13. Bóc tách động mạch chủ mạn, lòng giả (F) lớn hơn lòng thật (T). Vẫn thấy được hình mỏ chim phía trước lòng giả (mũi tên xanh lớn) cho dù vùng này bị huyết khối. Đường tơ nhện mỏng manh trong lòng giả (mũi tên đôi xanh lá chuối)
Hình 14. Bóc tách động mạch chủ mạn, hình lòng giả (F) kích thước lớn hơn lòng thật (T), huyết khối trong lòng giả (dấu chữ thập màu tím)
3. MỘT SỐ BẪY ẢNH- Do kỹ thuật tạo hình:
Hình 15. Hình ảnh vạt bóc tách hiển thị lờ mờ, rất khó nhìn thấy (mũi tên đỏ, hình a). Do cài đặt thời gian chụp và liều lượng thuốc cản quang không phù hợp. Nếu đọc kết quả chẩn đoán trên hình a, rất dễ chẩn đoán âm tính. Hình b được thực hiện với kỹ thuật tốt hơn, cho thấy rất rõ ràng vạt bóc tách (mũi tên đỏ, hình b)
- Xảo ảnh dạng đường sọc:
Hình 16. Xảo ảnh sọc ngang do máy tạo nhịp tim. Hai đường sọc giảm đậm độ cắt ngang qua động mạch chủ xuống (mũi tên đỏ), giống như vạt bóc tách. Xảo ảnh này xuất phát từ máy tạo nhịp tim ở thành ngực trước phải (mũi tên vàng)
Hình 17. Xảo ảnh dạng đường sọc ngang qua động mạch chủ xuống, giống như vạc bóc tách (mũi tên đỏ). Xảo ảnh tạo nên do cánh tay bệnh nhân đặt dọc theo thân mình.
Hình 18. Xảo ảnh có nguyên nhân từ thuốc cản quang trong động mạch phổi phải. Lát cắt ngang mức nhánh chính của động mạch phổi phải đầy thuốc cản quang, tạo xảo ảnh sọc ngang ở động mạch chủ lên, giống như vạc bóc tách (mũi tên đỏ, hình a). Hình b, được cắt lại với cài đặt độ rộng và trung tâm cửa sổ tối ưu hơn để chứng minh thành và lòng động mạch chủ. Rất nhiều xảo ảnh đường sọc xuất hiện, nhưng cũng dễ phân biệt hơn.
Hình 19. Xảo ảnh do tim đập. Hình a: đường giảm đậm độ ngang qua động mạch chủ xuống trông tựa như vạt bóc tách (mũi tên đỏ). Hình b: trên một bệnh nhân khác, đậm độ của động mạch chủ xuống trông tựa như lòng thật và lòng giả trong bóc tách động mạch chủ (mũi tên đỏ, hình b)
- Các cấu trúc quanh động mạch chủ:
Hình 20. Gốc của động mạch cánh tay đầu đi vào động mạch cảnh chung bên trái giống như hình bóc tách. Hình a: việc bắt thuốc cản quang yếu của một vùng trong một mạch máu lớn cạnh động mạch chủ, tạo thành một đường mờ giả vạt bóc tách (mũi tên đỏ, hình a). Hình b: thuốc cản quang làm hiển thị gốc động mạch cánh tay đầu (mũi tên đỏ, hình b) và gốc động mạch cảnh chung bên trái (mũi tên vàng, hình b) cạnh nhau trông rất giống hình ảnh bóc tách động mạch.
Hình 21. Tĩnh mạch cánh tay đầu cho hình giả bóc tách. Hình cắt ngang mức động mạch phổi trái, hiển thị một vùng tăng quang hình bán nguyệt trông giống như bóc tách phía trước động mạch chủ lên.Thành động mạch chủ bình thường nằm giữa tĩnh mạch cánh tay đầu trái và động mạch chủ lên trông như vạt bóc tách.
D. KẾT LUẬN
Bóc tách động mạch chủ là một bệnh cấp cứu với tỉ lệ tử vong nhanh và cao. Việc chẩn đoán sớm và chính xác sẽ giúp cho người bệnh có cơ hội sống còn nhiều hơn. CT là một trong những xét nghiệm được ưu tiên lựa chọn vì có độ chính xác cao, thực hiện nhanh và không xâm lấn. Tuy vậy việc chẩn đoán trên hình ảnh CT không phải không gặp nhiều khó khăn: do kỹ thuật, các bẫy ảnh gây nhầm lẫn,tiến hành thực hiện kỹ thuật trong lúc người bệnh đau đớn, hoảng hốt cũng là một khó khăn…Thiết nghĩ việc kết hợp hiểu biết về lâm sàng với hình ảnh CT chắc chắn sẽ giúp người làm chẩn đoán hình ảnh nhanh nhạy hơn, chuẩn xác hơn trong kỹ thuật hình ảnh cũng như trong chẩn đoán.
Nguyễn Đức Khánh
Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh
- 16/07/2012 09:50 - Hướng xử trí các bất thường tế bào âm đạo cổ tử cu…
- 10/07/2012 20:22 - Hen phế quản và hút thuốc lá
- 07/07/2012 20:19 - Vai trò của protein phản ứng C độ nhạy cao (hs-CRP…
- 29/06/2012 15:05 - Hội chứng Brugada - một nguyên nhân của đột tử do…
- 20/06/2012 07:13 - Truyền máu khối lượng lớn-nguy cơ và lựa chọn máu …
- 19/06/2012 15:14 - Bóc tách động mạch chủ và CT scan chẩn đoán (p.1)
- 19/06/2012 13:04 - Hội chứng Brugada – một nguyên nhân của đột tử do …
- 15/06/2012 14:46 - Gây tê tĩnh mạch vùng
- 12/06/2012 21:00 - Viêm giáp Hashimoto và chẩn đoán giải phẫu bệnh
- 12/06/2012 17:35 - Băng huyết sau sanh