Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Chlamydia trachomatis – bệnh đường sinh dục mới nổi

  • PDF.

CN Trình Thị Diễm Trinh – Khoa Vi Sinh

Chlamydia trachomatis (C.trachomatis)  là một loại vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và virus. Sở dĩ có hiện tượng này bởi hệ thống gen di truyền của C.trachomatis có thể xếp vào nhóm virus, cũng có thể xếp vào nhóm vi khuẩn. C.trachomatis cư trú và gây bệnh tại cơ quan sinh dục cả nam lẫn nữ. Đây là một căn bệnh được y tế Hoa Kỳ khuyến cáo là đứng hàng đầu trong các bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục trong ba năm gần đây tại quốc gia này và có xu hướng ngày một gia tăng trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính hàng năm có khoảng 90 triệu trường hợp nhiễm C.trachomatis được phát hiện. Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn này ở người lớn tại Nam Thái Bình Dương là 73%, Papua New Guinea là 20%, Nhật Bản 7,0%, Việt Nam 2,3%, Senegan 7.0%.

Vấn đề nhiễm khuẩn do C.trachomatis mới được chú ý ở Việt Nam trong khoảng vài năm gần đây. Các xét nghiệm khẳng định bệnh cho đến thời điểm vẫn còn phức tạp và đắt tiền, không phải cơ sở y tế nào cũng thực hiện được. Một vài nghiên cứu đưa ra tỷ lệ từ 1-30% các trường hợp đến khám phụ khoa nghi do ra dịch đường âm đạo bất thường. Tỷ lệ này cũng đáng quan tâm vì trong đời người phụ nữ cũng phải vài lần có những dấu hiệu ra dịch bất thường như vậyđường âm đạo .

chla1

Triệu chứng bệnh rất mờ nhạt. Cả nam và nữ đều thấy ra dịch bất thường, nhưng không rõ ràng, không gây quá khó chịu, làm người nhiễm bệnh không đi khám. Đặc biệt ở nữ chỉ thấy ra một chút ít dịch hơi đục, có thể trắng đục hoặc vàng đục. Dịch này không gây mùi khó chịu. Khi vệ sinh thông thường thấy đỡ, tạo cảm giác như do chế độ vệ sinh không thường xuyên gây ra. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho kết quả do lậu, do tạp khuẩn, mặc khác vì xét nghiệm đắt tiền và chưa phổ biến . C.trachomatis không bị tiêu diệt, vẫn tồn tại và tiếp tục gây bệnh. Sự tồn tại kín đáo của C.trachomatis làm nguy cơ lây bệnh tăng lên đáng kể, cả người mắc cũ và người mới đều bỏ qua không đi khám, không điều trị.

Những người phụ nữ và đàn ông hoạt động tình dục quá nhiều có thể bị nhiễm C.trachomatis thông qua các quan hệ tình dục với một người đã bị nhiễm. C.trachomatis lây qua đường tình dục có thể qua âm đạo, hậu môn hay miệng

Những phụ nữ trong thời kỳ mang thai mà bị nhiễm C.trachomatis thì thường sẽ lây truyền bệnh cho thai nhi. Những đứa trẻ sinh ra từ người mẹ bị nhiễm có thể bị viêm phổi hay các nhiễm trùng ở mắt, còn được gọi là chứng viêm kết mạc.

1. Tác nhân gây bệnh

Chlamydia là một vi khuẩn đặc biệt ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, hình cầu, có kích thước trung gian giữa vi khuẩn và vi rút. Chlamydia có ba loài:

+ Chlamydia psittaci: Thường có ở chim và có thể lây cho người gây sốt vẹt.

+ Chlamydia pneumoniae: Gây bệnh đường hô hấp, lây từ người sang người.

+ Chlamydia trachomatis: Gây bệnh đường sinh dục và bệnh đau mắt hột.

- Chlamydia dễ bị chết khi ra ngoài tế bào kí sinh, bị chết nhanh bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng.

chla2

2. Triệu chứng lâm sàng

C.trachomatis gây bệnh chủ yếu ở đường sinh dục với các triệu chứng lâm sàng sau đây:

- Nữ giới:

  • Viêm cổ tử cung tiết dịch mủ nhầy, lộ tuyến phì đại, phù nề, xung huyết, dễ chảy máu.
  • Viêm âm đạo.
  • Ngoài ra có thể gặp một số triệu chứng khác như viêm tuyến Bartholin, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng tiết dịch.

- Nam giới:

  • Viêm niệu đạo với các biểu hiện: cảm giác nóng rát dọc niệu đạo, đái buốt, đái rắt, dịch niệu đạo trắng đục hoặc trong, số lượng ít, hoặc vừa
  • Viêm mào tinh hoàn và viêm tiền liệt tuyến: đau, phù nề một bên bìu, sốt.

Ða số phụ nữ nhiễm C.trachomatis không có biểu hiện lâm sàng nên không phát hiện được. Vì vậy có thể xảy ra các biến chứng như viêm vùng tiểu khung, thai ngoài tử cung, vô sinh.

- Các triệu chứng ở ngoài đường sinh dục:

  • Viêm quanh gan: Có thể xảy ra sau hoặc đồng thời với viêm vòi trứng.
  • Hội chứng Reiter: Viêm niệu đạo, viêm khớp, viêm kết mạc mắt.
  • Viêm trực tràng: Ðau bụng, đi ngoài ra máu, chất nhầy.

Ở trẻ sơ sinh khi người mẹ có mang bị nhiễm C.trachomatis không được điều trị, lúc đẻ trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm vi khuẩn này gây viêm kết mạc mắt và viêm phổi.

chla3

3. Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục sau đây:

- Lậu cầu: Đái rắt, đái buốt, đái mủ.

- Viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas: khí hư có bọt.

- Viêm âm đạo do nấm men Candida anbicans:  khí hư trắng như sữa.

4. Xét nghiệm

Xét nghiệm trực tiếp:

  • Bệnh phẩm là dịch tiết niệu đạo, âm đạo. Có thể nhuộm Giemsa, nhuộm Iod. Tuy nhiên độ nhạy cảm kém nên ít được sử dụng.

Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên của C.trachomatis

  • Miễn dịch gắn men (EIA).
  • Miễn dịch sắc ký.

Ngoài ra tại các phòng xét nghiệm hiện đại có thể sử dụng phương pháp lai axit nucleic (DNA probe) hoặc sinh học phân tử (PCR), nuôi cấy phân lập.

5. Nguồn truyền nhiễm

Chlamydia trachomatis chứa trong các dịch tiết ở âm đạo, niệu đạo, tử cung. Những người bị nhiễm C.trachomatis không được điều trị và không có biểu hiện lâm sàng có khả năng lây lan nhiều nhất nếu quan hệ tình dục không an toàn.

6. Phương thức lây truyền

Nhiễm khuẩn C.trachomatis chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm là bị nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh lây qua đường tình dục khác, quan hệ tình dục với nhiều người…

Những bà mẹ có mang nếu bị nhiễm C.trachomatis không được điều trị sẽ có khả năng lây cho trẻ sơ sinh lúc đẻ.

Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Bất kỳ lứa tuổi nào có quan hệ tình dục không an toàn đều có khả năng nhiễm C.trachomatis. Cả hai giới đều có tính cảm nhiễm như nhau. Đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với vi khuẩn này rất yếu.

7.Các biến chứng

 Chlamydia trachomatis có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Nhiễm virus suy giảm miễn dịch (HIV): Phụ nữ nhiễm C.trachomatis có nguy cơ nhiễm HIV hơn là phụ nữ không bị nhiễm C.trachomatis .
  • Các bệnh hoa liễu: Những người có C.trachomatis cũng có thể có nguy cơ nhiễm trùng qua đường tình dục khác, chẳng hạn như bệnh lậu, giang mai và viêm gan. Bác sĩ có thể khuyên nên thử nghiệm về lây nhiễm khác qua đường tình dục nếu có C.trachomatis .
  • Đau xương chậu mãn tính: Nếu không điều trị C.trachomatis có thể dẫn đến đau xương chậu mãn tính ở phụ nữ.
  • Vô sinh: Sẹo ở ống dẫn trứng gây ra bởi nhiễm C.trachomatis có thể dẫn đến vô sinh.
  • Viêm mào tinh hoàn (Epididymitis): Nhiễm C.trachomatis có thể biến chứng epididymitis, một ống cuộn nằm bên cạnh mỗi tinh hoàn. Epididymitis có thể gây sốt, đau và sưng bìu.
  • Viêm tuyến tiền liệt: C.trachomatis có thể lây lan đến tuyến tiền liệt. Viêm tuyến tiền liệt có thể gây đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, sốt và ớn lạnh, đi tiểu đau và đau lưng.
  • Viêm trực tràng: Nếu tham gia vào quan hệ tình dục qua đường hậu môn, C.trachomatis có thể gây ra viêm trực tràng. Điều này có thể dẫn đến đau trực tràng và thải chất nhầy.
  • Nhiễm trùng mắt: Chạm vào mắt với bàn tay truyền nhiễm có thể gây ra nhiễm trùng mắt, như viêm kết mạc. Không được điều trị, nhiễm trùng mắt có thể dẫn đến mù loà.
  • Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh: Nhiễm C.trachomatis có thể truyền từ các đường âm đạo đến con trong thời gian sinh, gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt có thể dẫn đến mù loà..

8. Phương pháp điều trị và thuốc

  • Các bác sĩ điều trị bằng kháng sinh theo toa C.trachomatis như azithromycin, doxycycline hay erythromycin.
  • Trong hầu hết trường hợp, nhiễm trùng giải quyết trong vòng 1 - 2 tuần. Trong thời gian đó nên tránh quan hệ tình dục.
  • Đối tác tình dục hoặc các đối tác cũng cần điều trị ngay cả khi họ có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Nếu không, nhiễm trùng có thể lui tới và có thể tái lại với C.trachomatis .

 9. Các biện pháp phòng bệnh

  • Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, hành vi tình dục an toàn.
  • Ðối với những đối tượng có hành vi nguy cơ cao cần có kế hoạch tư vấn, khám và xét nghiệm định kỳ để phát hiện các nhiễm trùng qua đường tình dục, trong đó có nhiễm C.trachomatis.
  • Ðối với các bà mẹ có mang, cần khám và làm xét nghiệm theo qui định ba tháng một lần để điều trị kịp thời nếu có nhiễm C.trachomatis

Tài liệu tham khảo

  1. CDC (2008), Recommendations for partner services programs for HIV infection, syphilis, gonorrhea, and chlamydia infection, MMWR, 57(No. RR-9).
  2. Bộ Y Tế (2007), Vi Sinh Vật Y học,  NXB Y học.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 11 Tháng 1 2016 15:18

You are here Tin tức Y học thường thức Chlamydia trachomatis – bệnh đường sinh dục mới nổi