KTV Trần Yến Duy - Khoa PHCN
I. ĐỊNH NGHĨA
Gãy cổ xương đùi là những loại gãy mà đường gãy ở giữa chỏm và đường liên mấu chuyển.
II. NGUYÊN NHÂN
Gãy cổ xương đùi hay gặp ở người già và trẻ em do ngã đập mông va chạm vùng mấu chuyển lớn hoặc vùng xương chậu.
Người già chỉ cần một chấn thương nhẹ cũng có thể làm gãy cổ xương đùi nguyên nhân thường gặp nhất là té ngã trong sinh hoạt hàng ngày như té trong nhà tắm, vấp té khi thay quần dài ống, té khi đứng trên ghế để thắp nhang….Ngoài ra đôi khi còn gặp té ngã do tai nạn giao thông
Đối với trẻ em thường do tai nạn giao thông va chạm mạnh, trực tiếp vào mấu chuyển lớn hoặc xương chậu.
Một số ít gãy cổ xương đùi bệnh lý do ung thư nguyên phát, thứ phát sau ung thư vú ung thư giáp trạng, ung thư tiền liệt tuyến.
Một số biến chứng, thương tật thứ cấp hay gặp sau gãy cổ xương đùi: choáng chấn thương, loét do đè ép ở vùng cùng cụt, gót chân(do nằm lâu một vị trí), viêm phổi, viêm phế quản ứ đọng, huyết khối chi dưới. Ngoài ra giai đoạn muộn có thể gặp tiêu chỏm xương đùi, cứng khớp háng, co rút teo cơ, bàn chân xoay ngoài.
III. TRIỆU CHỨNG
1/ Lâm sàng:
Sau ngã đập khối mấu chuyển xuống đất, xương gãy và làm cài cổ xương. Triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng, giảm cơ năng không hoàn toàn, bệnh nhân có thể nhất gót chân khỏi giường và có trường hợp vẫn đúng dậy được, sau đó đoạn gãy có thể bị tách rời ra trở thành gãy kép
Cơ năng : đau nhiều tai ổ gãy và có thể gây sốc, giảm cơ năng hoàn toàn không thể cử động được
Thực thể : đùi sưng to, toàn bộ đùi trông như một cái ống. Biến dạng chi: chi ngắn rõ rệt, xoay ra ngoài, gấp góc.
Toàn thân : Bệnh nhân có thể bị sốc, rét run, mạch nhanh, huyết áp hạ
2/ Cận lâm sàng:
X QUANG
IV/ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ.
1/ Phẫu thuật :
Kết hợp xương bằng vít xốp, đinh smith, đinh kirschner
Thay khớp nhân tạo
2/ Phục hồi chức năng:
- Dùng nhiệt : túi chườm nước nóng để giúp giảm đau
- Biện pháp xoa nắn: chỉ xoa nắn nhẹ bằng tay
- Tập duy trì sức cơ : tập tăng sức căng của cơ và tập co cơ
- Điện xung
- Hồng ngoại
- Tập cứng khớp
- Tập đi : dùng nạng gỗ tập đi khi xương liền : thanh ngang đầu trên nạng để tựa bên lồng ngực, dáng đi thẳng, mắt nhìn thẳng phía trước, không cúi nhìn xuống chân, hai vai ngang bằng.
+ Tập bước đi có 3 điểm tựa, không tỳ hoặc chỉ tỳ nhẹ tăng dần lên chân đau. Hai tay chống nạng ngay ngắn, 2 mũi nạng và bàn chân lành tạo nên tam giác đế. Đưa 2 nạng ra trước 10 đến 30 cm một cách tăng dần lấy thăng bằng trên đôi tay cầm rồi bước chân lành ra phía trước tiếp tục bước khác.
+ Dùng gậy chống lúc xương đã gần liền vững : tập chống gậy bên chân lành và bước chân lành ra trước để sức nặng trên chân đau và gậy chống sẽ cùng chịu một lúc.
+ Thời kỳ xương liền vững tỳ không đau ở ổ gãy xương thì bỏ gậy và tập đi như bình thường và tập lên xuống cầu thang bậc thềm.
Tài liệu tham khảo:
- Sách chuyên khảo dùng cho cán bộ ngành PHCN – Nhà xuất bản y hoc Hà Nội – 2010
- PHCN gãy cổ xương đùi ( BS Lê Vinh) BV ĐK Hồng Ngọc
- 30/10/2015 20:23 - Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng
- 30/10/2015 20:07 - Nấm Penicillium marneffei
- 28/10/2015 14:04 - Hormon tạo hoàng thể (LH)
- 25/10/2015 09:57 - Cách sơ cứu một số tai nạn, thương tích thường gặp
- 21/10/2015 19:20 - Ứng dụng MDCT 64 để khảo sát động mạch vành tại Bệ…
- 21/10/2015 13:10 - Sự cố y khoa - nguyên nhân và các giải pháp khắc p…
- 20/10/2015 13:52 - Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
- 20/10/2015 13:16 - Theo dõi và chăm sóc người bệnh thở máy
- 16/10/2015 16:33 - Chế độ ăn uống trong một số bệnh thận
- 15/10/2015 07:03 - Protein phản ứng C (C- reactive protein)