(Tài liệu của Viện Huyết học-Truyền máu TW )
Máu và chể phẩm máu là loại thuốc đặc biệt, phục vụ cho nhiều chuyên khoa, nhiều tuyến điều trị. Đảm bảo cung cấp máu an toàn là đảm bảo để có đủ máu có chất lượng, cung cấp kịp thời cho điều trị, trong mọi hoàn cảnh, ở tất cả các cơ sở điều trị có sử dụng máu. Trong đó, việc đảm bảo máu cho cơ sở y tế ở các khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã và đang là vấn đề được nhiều nước quan tâm.
I. TRUYỀN MÁU Ở VÙNG SÂU, VÙNG XA, BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO
1. Nhu cầu máu là rõ ràng
Theo tổ chức Y tế thế giới, ở đâu mà các cơ sở y tế có cấp cứu ngoại khoa và/ hoặc sản khoa, ở đó cần máu cho cấp cứu, điều trị. Nhu cầu đó là hiện thực và rất cần thiết ở các cơ sở y tế thuộc vùng sâu,vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc các khu vực xảy ra chiến tranh, đụng độ quân sự.
Theo thống kê của nhóm phẫu thuật Úc trong quá trình tham gia liên quân ở Afghanistan từ năm 2008- 2010 , trong số 158 bệnh nhân được phẫu thuật, 17 người được truyền máu trong mổ (sử dụng 132 đơn vị khối hồng cầu, 75 đơn vị huyết tương và 22 đơn vị tiểu cầu; tất cả đều là chế phẩm đông lạnh sâu).
Ở nước ta, huyện đảo Phú Quốc (93.000 đân) từ 2007 đến hết 6 tháng đầu năm 2011 đã sử dụng 962 đơn vị máu; trung bình mỗi bệnh nhân sử dụng 2,54 đơn vị. Tại Trung tâm Y tế huyện Côn Đảo (5.000 dân), từ 2003-2007đã sử dụng 286 đơn vị máu cho 77 bệnh nhân, trung bình mỗi bệnh nhân sử dụng 3,4 đơn vị máu. Tại đảo Song Tử Tây tháng 4/2012 đã huy động 2 chiến sĩ hiến máu khẩn cấp để cứu ngư dân bị đa chấn thương, trước khi chuyển về đất liền điều trị tiếp.
Nhiều trường hợp, do không có máu để truyền hoặc không có điều kiện thực hiện truyền máu, người bệnh đã được chuyển lên tuyến trên để điều trị hoặc điều trị trong tình trạng thiếu máu, dùng thuốc bù dịch thay thế và để tự hồi phục
2,Truyền máu ở vùng sâu ,vùng xa, biên giới, hải đảo có đặc điểm riêng
Do đặc thù về điều kiện địa lý thời tiết, kinh tế, xã hội mà công tác truyền máu cho vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có những đặc điểm riêng.
Hầu hết là truyền máu cấp cứu với những trường hợp mất máu nặng, diễn biến cấp cứu (tai nạn nghiêm trọng, chảy máu sau đẻ, thai ngoài tử cung vỡ, xuất huyết tiêu hoá…) Bên cạnh đó cũng có những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh mãn tính, bệnh nặng và gởi về địa phương điều trị; bệnh về máu, ung thư,…
Khi một bệnh nhân có chỉ định truyền máu, thường cần nhiều đơn vị máu.
Số bệnh nhân cần truyền máu không nhiều, không thường xuyên, nhưng có thể xảy ra hàng loạt, cần máu số lượng lớn (khi xảy ra thảm hoạ, chiến tranh…).
Bệnh nhân mất máu cấp thường bị thiếu máu kèm theo giảm thể tích tuần hoàn nên nhu cầu chủ yếu là máu toàn phần và thường sử dụng máu toàn phần cho cấp cứu.
Nhóm máu O có thể được ưu tiên sử dụng, đặc biệt là khối hồng cầu nhóm O (RhD (-) hoặc (+)).
- 30/03/2013 20:45 - Hạn chế chỉ định truyền máu cải thiện kết cục trên…
- 30/03/2013 15:14 - Hồi sinh tim phổi với ép ngực đơn thuần giúp cứu s…
- 30/03/2013 09:45 - Kiểm tra chất lượng trong xét nghiệm hóa sinh
- 24/03/2013 22:36 - Điều trị thiếu máu cho bệnh nhân suy thận mạn
- 19/03/2013 15:01 - Sử dụng chế phẩm máu
- 12/03/2013 08:36 - Cảnh báo bệnh giun đũa chó ở người
- 12/03/2013 08:29 - Văn hoá cụng ly
- 07/03/2013 14:00 - Bệnh polyp mũi
- 05/03/2013 21:37 - Hướng dẫn xử lý bệnh phẩm an toàn tại các khoa xét…
- 01/03/2013 20:43 - Gây mê hồi sức trong nội soi tiêu hóa