Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

Sử dụng chế phẩm máu

Truyền máu là một liệu pháp điều trị hữu hiệu trong nhiều bệnh lý, nhất là ở các bệnh lý mất máu cấp. Tuy nhiên, để liệu pháp truyền máu phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế tối thiểu những tai biến của nó, chúng ta cần chỉ định chính xác đối với từng loại chế phẩm máu.

Nguyên tắc cơ bản của truyền máu hiện nay là “Cần gì truyền đó, không cần không truyền”, nghĩa là, chỉ truyền những thành phần mà người bệnh thiếu, không chỉ định rộng rãi đối với máu toàn phần trong nhiều lọai bệnh như trước đây. Ngày nay máu toàn phần được sử dụng như là nguồn vật liệu chính để sản xuất các chế phẩm máu.

sudungmau

Hình minh họa

Vai trò và lợi ích của truyền máu có thể nhắc đến trong nhiều hoàn cảnh, tình trạng lâm sàng. Cho đến nay người ta khẳng định rằng truyền máu có hiệu quả trong mục đích điều trị như:

  1. Khôi phục lượng huyết sắc tố nhằm duy trì chức năng vận chuyển oxy của hồng cầu.
  2. Khôi phục thể tích máu nhằm duy trì chức năng sống của cơ thể.
  3. Khôi phục khả năng đông cầm máu, tránh  các nguy cơ mất máu, mất máu tiếp diễn.
  4. Trợ giúp khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể thông qua vai trò của bạch cầu hạt.

Nhằm đạt được những mục đích kể trên, đáp ứng được những nhu cầu của người bệnh trong điều trị, khoa Huyết học - Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã bước đầu điều chế được các chế phẩm máu từ một đơn vị máu toàn phần như khối hồng cầu, khối hồng cầu rửa, huyết tương tươi giàu tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh.

Trên thực tế lâm sàng, mỗi người bệnh có mỗi nhu cầu điều trị khác nhau. Do vậy, việc chỉ định truyền máu của Bác Sĩ lâm sàng là hết sức quan trọng. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin trình bày tóm tắt chỉ định của một số chế phẩm máu như sau:

- Máu toàn phần: Được chỉ định sử dụng trong các trường hợp mất máu cấp như xuất huyết tiêu hóa, đa chấn thương, các phẩu thuật lớn ở ngoại khoa và sản khoa.

- Khối hồng cầu thường được chỉ định:

. Các bệnh lý thiếu máu mạn tính nói chung và một số bệnh lý có nguy cơ quá tải tuần hoàn nếu sử dụng nhiều máu như ở người già, trẻ con, người có bệnh tim ,bệnh thận.

. Các thiếu máu mạn tính mà không thể điều trị bằng các chất tạo máu như sắt, vit B12, axit Folic.

. Một số trường hợp chấn thương, phẩu thuật, xuất huyết tiêu hóa chỉ làm mất khoảng 15-25 % thể tích máu lưu thông.

- Khối hồng cầu rửa :

. Phòng ngừa phản ứng dị ứng ở các bệnh nhân thiếu máu có tiền sử dị ứng với các thành phần của huyết tương.

. Thiếu máu huyết tán.

. Người bệnh có tiền sử ban huyết sau truyền máu.

- Huyết tương tươi đông lạnh được sử dụng trong điều trị và dự phòng các rối loạn đông máu do thiếu hụt một hoặc nhiều yếu tố đông máu.

CN. Lê Thị Tuấn – Khoa Huyết học Truyền máu


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 19 Tháng 3 2013 15:10