Bác sĩ Phạm Tấn Trà -
GIỚI THIỆU:
Phòng ngừa nhiễm trùng là điều tối quan trọng cho những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Nhiễm trùng ở những bệnh nhân này thường dẫn đến bệnh tật và tử vong quá mức, và liệu pháp kháng sinh thường kém hiệu quả hơn. Mặc dù chủng ngừa dường như là một cách rõ ràng để ngăn ngừa nhiễm trùng, nhưng nhiều bệnh nhân bị suy giảm khả năng miễn dịch không thể tạo ra phản ứng miễn dịch bảo vệ với việc chủng ngừa chủ động. Hơn nữa, việc chủng ngừa bằng các vaccine sống giảm độc lực có thể dẫn đến sự không kiểm soát mắc bệnh của các chủng giảm độc lực.
Nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn và sự bất lực trong ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách tiêm chủng có liên quan trực tiếp đến "tình trạng suy giảm miễn dịch thuần túy" của bệnh nhân hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mức độ ức chế miễn dịch càng lớn thì khả năng tạo miễn dịch của bệnh nhân càng giảm. Mặc dù một số loại vắc xin hiện có mang lại một số lợi ích cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch, tạo miễn dịch thông qua vaccine không thể là không phủ nhận. Việc bảo vệ người lớn bị suy giảm miễn dịch có thể cần đến sử dụng vắc-xin và/hoặc tạo miễn dịch thụ động (tức là globulin miễn dịch) cũng như các biện pháp bổ trợ, chẳng hạn như dự phòng bằng thuốc kháng vi-rút trong các đợt bùng phát cúm A.
Cơ sở lý luận cho việc tiêm chủng cho người lớn đã trải qua hóa trị liệu để điều trị nhóm bệnh máu ác tính và khối u đặc hoặc những người có các tình trạng suy giảm miễn dịch khác sẽ được nêu ra ở bài viết này.
TIẾP CẬN CHUNG:
Người trưởng thành mắc ung thư có nguy cơ nhiễm trùng nặng nhiều hơn, mặc dù mức độ nguy cơ khác nhau tùy thuộc vào mức độ ác tính và loại phương pháp điều trị ức chế miễn dịch được sử dụng. Nhiều bệnh nhiễm trùng trong số này có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Bệnh nhân có bệnh máu ác tính có xu hướng suy giảm miễn dịch hơn những bệnh nhân có khối u đặc. Tuy nhiên, những bệnh nhân có khối u đặc cũng có nguy cơ nhiễm trùng trên nền suy nhược, suy dinh dưỡng, và trong một số trường hợp, tắc nghẽn giải phẫu (ví dụ u phổi cản trở đường thở).
Vắc xin rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư, nhưng không nên tiêm trong thời gian bị ức chế miễn dịch do miễn dịch- hóa trị liệu vì vaccine có thể không có hiệu quả và vắc xin sống có thể dẫn đến nhiễm trùng do vaccine. Thời gian chủng ngừa ở bệnh nhân ung thư được thảo luận ở phần dưới.
Điều trị ung thư đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, dẫn đến kết cục được cải thiện, nhưng rất ít nghiên cứu về khả năng gây miễn dịch và tiêm chủng được công bố trong khoảng thời gian này. Các khuyến cáo về chủng ngừa cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch ở Hoa Kỳ đã được phát triển bởi Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA). Ủy ban Tư vấn về quy trình phòng ngừa miễn dịch Hoa Kỳ (ACIP) cũng bao gồm các khuyến nghị cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch trong hướng dẫn của họ (). Các khuyến nghị của chúng tôi thường phù hợp với các khuyến nghị của IDSA và ACIP.
- 30/09/2021 08:01 - Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân
- 28/09/2021 20:43 - Trí tuệ nhân tạo và kiểm soát Coronavirus COVID-19
- 27/09/2021 20:21 - Dùng trái tim để kết nối - Thông điệp của ngày tim…
- 22/09/2021 17:11 - Bệnh sán máng
- 19/09/2021 10:01 - Viêm miệng áp-tơ
- 19/09/2021 09:46 - Viêm lợi trùm
- 17/09/2021 16:40 - Ngày an toàn người bệnh thế giới năm 2021: Chăm só…
- 16/09/2021 18:28 - Canxi và chuyển hóa canxi trong cơ thể (phần 2)
- 16/09/2021 18:20 - Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính
- 16/09/2021 17:43 - Nhổ răng khôn: tại sao và khi nào?