Bs Đinh Thị Vi - Khoa ICU
Việc hạ sốt phổ biến nhất trong bệnh viện và đối với cả người dân trong cộng đồng là dùng acetaminophen. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng có lợi.
Theo Paul Young và cộng sự ở khoa ICU Bệnh viện Vùng Wellington (Wellington Regional Hospital) và Viện Nghiên cứu Y khoa (Medical Research Institute) ở New Zealand thì vào thời điểm đó do không có đủ bằng chứng y khoa có độ tin cậy cao dẫn đến không thể khẳng định được điều trị sốt do nhiễm trùng bằng acetaminophen là có lợi, không có hiệu quả hay thậm chí là có hại. Để giải quyết vấn đề này thì một nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên, mù đôi đa trung tâm đã được tiến hành.
Theo đó thì thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi này được xuất bản ngày 5 tháng 10 trên tạp chí “New England Journal of Medicine” hay bài báo cáo của Hiệp hội Hồi sức tích cực Châu Âu (European Society of Intensive Care Medicine) tại Berlin – Đức đã khẳng định dùng sớm acetaminophen để hạ sốt ở bệnh nhân ICU có nhiễm trùng không làm giảm số ngày điều trị tại ICU cũng như tỷ lệ tử vong.
Nghiên cứu đã chọn được 700 bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn bao gồm từ 16 tuổi trở lên đang điều trị tại ICU, sốt (có nhiệt độ từ 380c trở lên trong vòng 12 giờ trước khi nhập viện) và đang điều trị kháng sinh cho một nhiễm trùng chắc chắn hoặc còn nghi ngờ. Tiêu chuẩn loại trừ là các bệnh nhân có bệnh não cấp và rối loạn chức năng gan mà không được dùng acetaminophen. 700 bệnh nhân được phân ngẫu nhiên làm 2 nhóm là tiêm tĩnh mạch 1gam acetaminophen hoặc giả dược (là glucose 5%) mỗi 6 giờ trong vòng 28 ngày hoặc đến khi phải ngưng thuốc vì một trong các lý do sau: hết sốt, ngưng kháng sinh, tình trạng ổn định không cần tiếp tục điều trị tại ICU, xuất hiện chống chỉ định của thuốc hoặc tử vong. Nghiên cứu hạn chế dùng thêm các biện pháp hạ sốt khác như hạ sốt bằng vật lý (lau mát) trừ khi sốt cao ≥ 39.50c.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,07) về số ngày sống mà không cần chăm sóc tích cực kể từ ngày bắt đầu nghiên cứu cho đến ngày thứ 28 (ICU – free days) là 23 ngày ở nhóm có dùng acetaminophen và 22 ngày ở nhóm giả dược.
Sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05) giữa 2 nhóm về số ngày sống mà không cần chăm sóc cấp 1 tại bệnh viện, số ngày không thở máy, không dùng thuốc vận mạch – thuốc tăng co bóp cơ tim, không điều trị thay thế thận suy, tỷ lệ tử vong ở ngày thứ 28, ngày thứ 90 hay thời gian sống đến ngày thứ 90. Trong 90 ngày, có 55 trường hợp tử vong ở nhóm dùng acetaminophen (15,9% trong số 345) và 57 ở nhóm dùng giả dược (16,6% trong số 344), p = 0,84. Các kết quả khác được thể hiện cụ thể trong các bảng dưới đây.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhóm bệnh nhân dùng acetaminophen có nhiệt độ cơ thể thấp hơn và tác dụng phụ ít hơn những người dùng giả dược với 28 (8,1%) trong 347 bệnh nhân dùng acetaminophen và 34 (9,9%) trong 344 bệnh nhân dùng giả dược bị suy giảm chức năng gan (p = 0.4). Một bệnh nhân dùng giả dược đã bị tử vong do sốt quá cao.
Biểu đồ: Nhiệt độ lớn nhất trong ngày giữa 2 nhóm
Biểu đồ: Nhiệt độ trung bình trong ngày giữa 2 nhóm
Hạn chế của nghiên cứu này là thời gian trung bình dùng thuốc để nghiên cứu ngắn và thiếu thông tin về nhóm có dùng acetaminophen trước khi tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên cũng như sau khi xuất viện khỏi ICU.
Lượt dịch từ “Acetaminophen for Fever Did Not Reduce ICU Days or Deaths” - Medscape - Oct 06, 2015.
Việc hạ sốt phổ biến nhất trong bệnh viện và đối với cả người dân trong cộng đồng là dùng acetaminophen. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng có lợi.
Theo Paul Young và cộng sự ở khoa ICU Bệnh viện Vùng Wellington (Wellington Regional Hospital) và Viện Nghiên cứu Y khoa (Medical Research Institute) ở New Zealand thì vào thời điểm đó do không có đủ bằng chứng y khoa có độ tin cậy cao dẫn đến không thể khẳng định được điều trị sốt do nhiễm trùng bằng acetaminophen là có lợi, không có hiệu quả hay thậm chí là có hại. Để giải quyết vấn đề này thì một nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên, mù đôi đa trung tâm đã được tiến hành.
Theo đó thì thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi này được xuất bản ngày 5 tháng 10 trên tạp chí “New England Journal of Medicine” hay bài báo cáo của Hiệp hội Hồi sức tích cực Châu Âu (European Society of Intensive Care Medicine) tại Berlin – Đức đã khẳng định dùng sớm acetaminophen để hạ sốt ở bệnh nhân ICU có nhiễm trùng không làm giảm số ngày điều trị tại ICU cũng như tỷ lệ tử vong.
Nghiên cứu đã chọn được 700 bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn bao gồm từ 16 tuổi trở lên đang điều trị tại ICU, sốt (có nhiệt độ từ 380c trở lên trong vòng 12 giờ trước khi nhập viện) và đang điều trị kháng sinh cho một nhiễm trùng chắc chắn hoặc còn nghi ngờ. Tiêu chuẩn loại trừ là các bệnh nhân có bệnh não cấp và rối loạn chức năng gan mà không được dùng acetaminophen. 700 bệnh nhân được phân ngẫu nhiên làm 2 nhóm là tiêm tĩnh mạch 1gam acetaminophen hoặc giả dược (là glucose 5%) mỗi 6 giờ trong vòng 28 ngày hoặc đến khi phải ngưng thuốc vì một trong các lý do sau: hết sốt, ngưng kháng sinh, tình trạng ổn định không cần tiếp tục điều trị tại ICU, xuất hiện chống chỉ định của thuốc hoặc tử vong. Nghiên cứu hạn chế dùng thêm các biện pháp hạ sốt khác như hạ sốt bằng vật lý (lau mát) trừ khi sốt cao ≥ 39.50c.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,07) về số ngày sống mà không cần chăm sóc tích cực kể từ ngày bắt đầu nghiên cứu cho đến ngày thứ 28 (ICU – free days) là 23 ngày ở nhóm có dùng acetaminophen và 22 ngày ở nhóm giả dược.
Sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05) giữa 2 nhóm về số ngày sống mà không cần chăm sóc cấp 1 tại bệnh viện, số ngày không thở máy, không dùng thuốc vận mạch – thuốc tăng co bóp cơ tim, không điều trị thay thế thận suy, tỷ lệ tử vong ở ngày thứ 28, ngày thứ 90 hay thời gian sống đến ngày thứ 90. Trong 90 ngày, có 55 trường hợp tử vong ở nhóm dùng acetaminophen (15,9% trong số 345) và 57 ở nhóm dùng giả dược (16,6% trong số 344), p = 0,84. Các kết quả khác được thể hiện cụ thể trong các bảng dưới đây.
HINH1
HIN2
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhóm bệnh nhân dùng acetaminophen có nhiệt độ cơ thể thấp hơn và tác dụng phụ ít hơn những người dùng giả dược với 28 (8,1%) trong 347 bệnh nhân dùng acetaminophen và 34 (9,9%) trong 344 bệnh nhân dùng giả dược bị suy giảm chức năng gan (p = 0.4). Một bệnh nhân dùng giả dược đã bị tử vong do sốt quá cao.
HINH3
Biểu đồ: Nhiệt độ lớn nhất trong ngày giữa 2 nhóm
HINH4
Biểu đồ: Nhiệt độ trung bình trong ngày giữa 2 nhóm
Hạn chế của nghiên cứu này là thời gian trung bình dùng thuốc để nghiên cứu ngắn và thiếu thông tin về nhóm có dùng acetaminophen trước khi tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên cũng như sau khi xuất viện khỏi ICU.
Lượt dịch từ “Acetaminophen for Fever Did Not Reduce ICU Days or Deaths” - Medscape - Oct 06, 2015.
- 23/06/2017 03:17 - Điện năng lượng mặt trời-Giải pháp năng lượng cho …
- 21/06/2017 10:25 - Một số điều cần biết về bệnh cúm A (H7N9)
- 30/04/2017 07:11 - Hành động vì an toàn vệ sinh thực phẩm
- 30/04/2017 07:04 - Một số đường đưa thuốc thường dùng cho trẻ em
- 26/04/2017 17:24 - Bệnh glôcôm – phần nổi của tảng băng chìm
- 26/04/2017 16:49 - Ngày hen thế giới
- 24/04/2017 15:57 - Ngày thế giới phòng chống sốt rét 25/4/2017: Hãy c…
- 24/04/2017 15:46 - Vitamin - sử dụng và nguy cơ
- 24/04/2017 15:05 - Kỹ thuật cắt bột sửa trục
- 21/04/2017 08:36 - Những kỹ năng cần dạy trẻ trước nạn xâm hại tình d…