BS Phan Thị Giao Uyên -
1. CGM là gì?
Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phố biển trên toàn cầu. Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi. Bệnh tiến triển âm thầm, nhiều người đi khám lần đầu khi đã xuất hiện các biến chứng.
Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phố biển trên toàn cầu. Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi. Bệnh tiến triển âm thầm, nhiều người đi khám lần đầu khi đã xuất hiện các biến chứng.
Trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường, việc kiểm tra và theo dõi chỉ số đường máu định kỳ là điều vô cùng quan trọng. Có những cách để làm xét nghiệm theo dõi đường máu của bệnh nhân đái tháo đường: lấy máu tĩnh mạch để theo dõi chỉ số đường máu, HbA1C; sử dụng máy thử đường máu mao mạch và hiện nay có thêm máy đo đường máu liên tục. Hệ thống này đã được FDA chấp thuận qua việc kiểm soát mức đường máu ngày và đêm. CGM thu thập thông tin tự động trong thời gian mỗi 5 phút/lần. Kết hợp với kiểm tra đường máu bằng phương pháp lấy máu ngón tay. CGM có thể giúp bạn và bác sỹ điều trị có cái nhìn tổng thể về tình trạng bệnh tiểu đường. Thông qua việc phát hiện xu hướng và mô hình đường huyết. Dữ liệu thu thập được có thể giúp tìm ra các cách tốt hơn để quản lý bệnh.
2. CGM hoạt động như thế nào?
CGM sử dụng một bộ phận cảm biến tí hon đặt dưới da vùng bụng. Bạn có thể đặt nó một cách nhanh chóng mà thường không gây đau đớn. CGM đo lường mức độ đường máu ở dịch ngoại bào. Nó truyền thông tin đến cảm biến sau đó gửi thông tin này đến máy nhắn tin không dây. Giống như một cái màn hình nhỏ mà bạn có thể gắn nó vào dây thắt lưng.
Màn hình sẽ hiển thị lượng đường trong máu ở 1 phút, 5 phút và 10 phút. Nếu đường máu hạ thấp đến mức nguy hiểm hoặc tăng ở mức cao. Thì màn hình sẽ báo động cho bạn biết.
Không giống các thiết bị đo đường huyết truyền thống, CGM là thiết bị ghi nhận mức đường máu xuyên suốt ngày và đêm. Thể hiện mức đường máu cao và thấp trong suốt cả tuần. Hệ thống này có thể giúp:
- Ghi nhận mức đường máu thấp nguy hiểm trong đêm mà thường bị bỏ qua
- Ghi nhận mức đường máu cao giữa các bữa ăn
- Thể hiện đỉnh của đường máu lúc sáng sớm
- Đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn và luyện tập thể dục đến mức đường máu
- Xác định kế hoạch điều trị dựa trên cơ sở ngày qua ngày.
Hệ thống CGM không phải đều thích hợp cho hầu hết các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. CGM mắc hơn so với máy đo đường huyết thông thường và thường không bao gồm chi phí thanh toán trong bảo hiểm y tế.
3. Ai cần sử dụng CGM?
Bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng CGM khi bạn có các tình trạng sau:
- Mức đường máu tăng cao hay hạ thấp mà không biết rõ nguyên nhân
- Đái tháo đường thai kỳ khi mang thai
- Đang sử dụng bơm insulin
- Đường máu hạ quá thấp gọi là hạ đường huyết (hypoglycemia) hoặc tăng quá cao gọi là tăng đường huyết (hyperglycemia).
Thiết bị này có thể sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. FDA gần đây chấp nhận các ứng dụng trên điện thoại thông minh tương thích với hệ thống CGM. Thông tin về đường máu được chia sẻ ngay lập tức. Nó được kỳ vọng là sự hỗn trợ tuyệt vời cho phụ huynh cũng như những người chăm sóc. Những người mà không phải lúc nào cũng ở gần bệnh nhân tiểu đường.
- 19/09/2022 10:02 - Sử dụng thang điểm đánh giá tổn thương niệu quản s…
- 16/09/2022 20:22 - Hội chứng đảo ngược tưới máu động mạch trong song …
- 10/09/2022 16:41 - Quản lý giảm tiểu cầu miễn dịch trong thai kỳ
- 05/09/2022 10:57 - Hiểu về hiệu quả của thuốc kháng sinh trên hệ thần…
- 30/08/2022 10:31 - Tồn tại tĩnh mạch rốn bên phải (Persistent right u…
- 28/08/2022 20:29 - Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện th…
- 25/08/2022 14:48 - Rối loạn đông máu do chấn thương
- 16/08/2022 17:33 - Hỗ trợ dinh dưỡng trước phẫu thuật
- 15/08/2022 19:20 - Tổng quan về điều trị đích trong ung thư
- 14/08/2022 20:06 - Ung thư biểu mô vảy đầu cổ chưa rõ nguyên phát