Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Ghép phân - phương thuốc diệu kỳ cho tương lai

  • PDF.

Bs Huỳnh Minh Nhật - 

Một trường hợp bệnh nhân nam 47 tuổi sau khi uống một đợt thuốc kháng sinh, ông bỗng dưng thấy mình bị say rượu liên tục mặc dù không hề uống bất kỳ thứ gì có cồn. Thậm chí, ông còn bị cảnh sát tước giấy phép lái xe vì nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép. Khi đến khám bác sĩ, ông được chẩn đoán mắc hội chứng “nhà máy bia tự động”. Lượng cồn được sản xuất thông qua quá trình lên men nội sinh tinh bột trong đường tiêu hóa do một loại nấm men có tên là Saccharomyces cerevisiae. Các bác sĩ đã dùng nhiều phương pháp điều trị như áp dụng chế độ ăn ít tinh bột và thuốc kháng nấm. Tuy nhiên, tất cả đều không hiệu quả. Giải pháp điều trị cuối cùng là ghép phân. Bệnh nhân được ghép phân từ cô con gái 22 tuổi và sau đó đã khỏi bệnh.

ghepphan1

Trong những năm gần đây, một liệu pháp y tế mới nổi nghe có vẻ lạ lùng và kém sang gọi là ghép phân hay chính xác là ghép vi sinh vật có trong phân (Fecal microbiota transplantation - FMT). Ghép phân là việc chuyển phân từ một người hiến tặng khỏe mạnh đến một người nhận, giúp thay đổi trực tiếp thành phần hệ vi sinh vật đường ruột của người nhận và mang lại lợi ích sức khỏe.

Trường hợp ghép phân đầu tiên được ghi nhận vào thế kỷ thứ IV ở Trung Quốc, Ge Hong đã sử dụng phân qua đường miệng để cứu chữa những bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm hoặc tiêu chảy nặng.

Ban đầu, ghép phân được dùng để điều trị cho nhiễm khuẩn Clostridium Difficile tái phát với tỷ lệ chữa khỏi hơn 90%, một kỳ tích đáng kinh ngạc vượt xa các phương pháp điều trị khác sau đó được dùng trong các bệnh lý tiêu hóa khác như viêm ruột (IBD), hội chứng ruột kích thích (IBS) và táo bón mãn tính…

Những phát hiện gần đây cho thấy ghép phân có tiềm năng điều trị các bệnh như béo phì, hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường, chứng tự kỷ, bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, giảm tiểu cầu vô căn… Điều này đã thắp lên hy vọng ghép phân có thể trở thành phương thuốc diệu kỳ cho y học tương lai.

Cơ sở khoa học

Đường tiêu hóa chứa một cộng đồng vi sinh vật rất phức tạp tồn tại cộng sinh với vật chủ. Hệ vi sinh vật đường ruột của con người được ước tính ít nhất 100 nghìn tỷ vi khuẩn với khoảng 1000 - 1200 loài và hầu hết trong số đó cư trú ở đại tràng.

Lợi ích của hệ vi sinh vật đối với vật chủ bao gồm tổng hợp vitamin, chuyển hóa carbohydrate, protein và axit amin, chuyển hóa mật, hormone và ức chế cạnh tranh với mầm bệnh cư trú trong đường ruột. Hệ vi sinh vật cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và trưởng thành của hệ thống miễn dịch thông qua tương tác với biểu mô ruột.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu tìm hiểu vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột của con người để ứng dụng tiềm năng điều trị. Các nghiên cứu di truyền đã chỉ ra rằng sự phong phú và đa dạng của các loài vi khuẩn trong ruột một người có thể là một chỉ số về sức khỏe. Một số vi sinh vật đã được chứng minh là có khả năng tăng cường trao đổi chất, tăng cường hệ thống miễn dịch, chống ung thư, truyền tín hiệu nội tiết và các chức năng não.

Sử dụng kháng sinh có thể làm thay đổi đáng kể thành phần của hệ vi sinh vật, dẫn đến việc loại bỏ có chọn lọc các vi khuẩn, mất đi rào cản đối với sự xâm nhập và tồn tại của mầm bệnh trong đường ruột. Những thay đổi trong thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột có thể dẫn đến mất cân bằng nội môi thông qua những thay đổi trong các chức năng của hàng rào niêm mạc ruột và dẫn đến các khiếm khuyết miễn dịch.

Ghép phân được thực hiện như thế nào?

Một người hiến phân khỏe mạnh sẽ được sàng lọc cẩn thận để tránh lây truyền các nguồn bệnh tiềm ẩn sang người cho. Người hiến phải trải qua các xét nghiệm máu tìm vi rút viêm gan (A, B và C), HIV và giang mai đồng thời xét nghiệm phân nhằm tìm mầm bệnh đường ruột, ký sinh trùng và các vi khuẩn đa kháng thuốc.

Ghép phân có thể thực hiện qua viên nang dạng uống, nội soi đại tràng, thụt tháo hoặc qua ống thông mũi - tá tràng. Việc lựa chọn đường nào phụ thuộc vào sở thích của bệnh nhân, các rủi ro, sự sẵn có, chuyên môn tại chỗ và chi phí. Nếu khả thi, khuyến cáo ghép phân qua viên nang uống.

Ghép phân có an toàn không?

Ghép phân tỏ ra an toàn. Các tác dụng phụ nhẹ như ợ hơi, đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy thường tự giới hạn sau vài ngày. Tuy nhiên, vẫn còn những lo ngại về khả năng lây truyền các tác nhân gây bệnh qua phân mặc dù nguy cơ này có thể được giảm bớt bằng cách sàng lọc cẩn thận.

Năm 2019, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra một cảnh báo an toàn về hai trường hợp nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc sau ghép phân (Escherichia coli sinh beta-lactamase phổ rộng) trong đó một trường hợp tử vong. Tuy nhiên, những bệnh nhân này đã bị giảm bạch cầu trung tính nặng trước đó và đây có thể là yếu tố chính.

Hướng đi trong tương lai

Gần đây, FDA đã tuyên bố cho phép sử dụng ghép phân cho những bệnh nhân nhiễm trùng Clostridium difficile không đáp ứng với các liệu pháp thông thường. Ngày càng có nhiều sự chấp nhận sử dụng ghép phân trong điều trị, một phần do nhận thức đây như một phương pháp điều trị khá tự nhiên và tương đối rẻ tiền.

ghepphan2

Trong tương lai có thể bạn cần uống những viên phân này để khỏe mạnh

Cho đến nay, nghiên cứu ghép phân ở người chỉ giới hạn ở các thử nghiệm nhỏ, còn ít nghiên cứu dài hạn, về mặt lý thuyết vẫn còn rủi ro, đặc biệt về nguy cơ lây truyền các nguồn bệnh tiềm ẩn. Hiện có nhiều khám phá về vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột trong nhiều bệnh khác như viêm ruột hoại tử, bệnh gan, ung thư đại trực tràng, ung thư biểu mô tuyến thực quản và dạ dày.

Mọi thứ đang thay đổi từng ngày, nhiều nghiên cứu ghép phân với các hình thức khác nhau đang được tiến hành. Điều này sẽ giúp các bác sĩ hiểu rõ hơn về loại hình điều trị này, tinh chỉnh ghép phân thành một phương pháp hiệu quả, an toàn và đơn giản hơn. Biết đâu đấy, vào một ngày không xa, chữa đái đường trở nên dễ dàng bằng cách uống vài viên phân của người khác.

Tài liệu tham khảo:

  1. Gupta, S., Allen-Vercoe, E., & Petrof, E. O. (2016). Fecal microbiota transplantation: in perspective. Therapeutic advances in gastroenterology, 9(2), 229-239.
  2. Vindigni, S. M., & Surawicz, C. M. (2017). Fecal microbiota transplantation. Gastroenterology Clinics, 46(1), 171-185.
  3. Thomas J Borody (2021), Fecal microbiota transplantation for treatment of Clostridioides difficile infection, //www.uptodate.com/contents/fecal-microbiota-transplantation-for-treatment-of-clostridioides-formerly-clostridium-difficile-infection.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 02 Tháng 4 2021 19:06

You are here Đào tạo Tập san Y học Ghép phân - phương thuốc diệu kỳ cho tương lai