Bs Nguyễn Văn Thức - Khoa Ngoại lồng ngực tiết niệu
1. Tổng quan
Sinh thiết tuyến tiền liệt (TTL) được đặt ra dựa trên mức độ PSA và khám trực tràng bằng tay nghi ngờ. Tuổi, các bệnh lý tiềm tàng, và kết quả các liệu pháp điều trị cũng phải được xem xét và thảo luận trước khi thực hiện. Phân tầng nguy cơ là công cụ giúp giảm các trường hợp sinh thiết không cần thiết.
Mức tăng PSA đơn độc không phải gợi ý sinh thiết ngay. Phải kiểm tra PSA sau một vài tuần sử dụng cùng một xét nghiệm dưới các điều kiện tiêu chuẩn( tức là không xuất tinh, khám trực tràng bằng tay, nhiễm khuẩn niệu) ở cùng một phòng xét nghiệm. Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm ở bệnh nhân không có triệu chứng để giảm PSA xuống thấp không nên được thực hiện
Ngày nay, sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm là tiêu chuẩn . Tiếp cận qua đường trực tràng được sử dụng ở hầu hết các trường hợp sinh thiết, mặc dù vài Bác sỹ niệu khoa thích tiếp cận qua ngã đáy chậu. Tỉ lệ phát hiện ung thư ở cả hai cách tiếp cận là tương đương nhau.
2. Chỉ định sinh thiết:
-Thăm trực tràng thấy tuyến tiền liệt cứng chắc nghi ung thư hoặc sờ thấy nhân rắn.
- Sự thay đổi của xét nghiệm PSA
+ PSA > 4.0ng/ml sau khi loại trừ các bệnh gây tăng PSA
+ Gia tăng PSA >= 0,75ng/ml/năm nếu PSA từ 4-10ng/ml hoặc 0,5ng/ml nếu PSA<4ng/ml
+ PSA/thể tích TTL đo trên siêu âm qua ngã trực tràng)>0,15
+ Đánh giá fPSA/tPSA nếu PSA từ 4-10: >25% không sinh thiết, 10-15% cân nhắc, <10% sinh thiết.
+Chẩn đoán hình ảnh nghi ngờ ung thư TTL
+ Bệnh nhân có tổn thương thứ phát nghi ngờ nguyên nhân từ tuyến tiền liệt
+ Đánh giá giai đoạn trong ung thư tuyến tiền liệt hoặc nghi ngờ ung thư TTL tái phát
3. Chỉ định sinh thiết lần 2 sau khi sinh thiết lần đầu âm tính.
Các chỉ định sinh thiết lặp lại là:
+ Tăng PSA và/hoặc PSA tăng kéo dài
+ Khám trực tràng nghi ngờ, nguy cơ ung thư 5-30%
+ Tăng sinh các nang nhỏ không điển hình( tức là các tuyến nghi ngờ cung thư). nguy cơ 40%
+ Tân sinh biểu mô tuyến tiền liệt grade cao ở nhiều vị trí sinh thiết(>=3), nguy cơ khoảng 30%
+ Carcinoma ống tuyến đơn độc, 90% nguy cơ kết hợp carcinoma tuyến tiền liệt biệt hóa cao
+ Vài tuyến không điển hình cạnh vùng tăng sinh tuyến tiền liệt Grade cao
4. Biến chứng
Biến chứng của sinh thiết được liệt kê trong bảng bên dưới. Nhiễm khuẩn nghiêm trọng sau thủ thuật được báo cáo < 1%. Nhưng đã gia tăng như là hậu quả của việc đề kháng kháng sinh. Aspirin liều thấp không còn là chống chỉ định tuyệt đối.
Tỉ lệ biến chứng của sinh thiết:
Biến chứng |
Phần trăm bệnh nhân ảnh hưởng |
Xuất tinh ra máu |
37.4 |
Tiểu máu > 1 ngày |
14.5 |
Chảy máu hậu môn < 2 ngày |
2.2 |
Viêm tuyến tiền liệt |
1.0 |
Sốt > 38.5°C |
0.8 |
Viêm mào tinh hoàn |
0.7 |
Chảy máu hậu môn > 2 ngày +/− can thiệp phẫu thuật |
0.7 |
Bí tiểu |
0.2 |
Biến chứng khác phải nhập viện |
0.3 |
Tài liệu tham khảo: European Urology Guidelines 2017.
- 04/06/2018 07:28 - Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS)
- 04/06/2018 07:17 - Gãy dương vật
- 04/06/2018 06:58 - Ung thư cổ tử cung (tiếp theo)
- 04/06/2018 06:48 - Phục hồi chức năng bệnh nhân vẹo cột sống
- 04/06/2018 06:34 - Phác đồ gây mê trên bệnh nhân tăng huyết áp
- 01/06/2018 08:05 - Tiến bộ y học trong tiết niệu
- 01/06/2018 07:51 - Dò miệng nối trong phẫu thuật tiêu hóa
- 01/06/2018 07:36 - Ung thư vùng đầu và cổ (Phần 2)
- 30/05/2018 20:37 - Trật khớp quanh xương bán nguyệt cổ tay
- 28/05/2018 21:02 - Khuyến cáo xử trí xuất huyết tiêu hóa trên cấp tín…