Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Bệnh nhiễm ký sinh trùng dòi Maggost

  • PDF.

Khoa Huyết học-Truyền máu

Bệnh dòi (Myiasis) được phân loại khoa học là một trong những bệnh truyền nhiễm (Infectious Díease), phân loại bệnh với mã ICD-10 là B87 và mã ICD-9CM là 134.0, mã bệnh DiseasesDB là 29588 và mã trong MeSH là D009198, đây la bệnh do nhiễm ký sinh trùng, giai đoạn ấu trùng dòi (maggost) trong cơ thể của các động vật có vú, trong đó có cả con người.

Khi dòi ký sinh trong cơ thể vật chủ chúng bắt đầu ăn các mô. Ruồi xanh và nhặng có hai cánh thường hấp dẫn với các vết thương hở và các vùng ngấm ẩm với phân và nước tiểu, thậm chí ruồi không gây bệnh dòi Maggost cũng đóng vai trò như một Vector truyền của ấu trùng này.

doi1

                                Dòi Maggost

Bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Phân loại các thể bệnh dòi.

 Nhà côn trùng học người Đức Fritz Zumput mô tả bệnh dòi như một tình trạng nhiễm trùng trên các động vật có xương sống và người còn sống với loại ấu trùng hai cánh, điểu này ít nhất trong một giai đoạn, chúng ăn các mô hoặc tế bào chết hoặc còn sống và các dịch của cơ thể.

Hiện bệnh dòi thường được phân loại theo các khía cạnh vấn đề:

1. Bệnh mô tả cổ điển của bệnh dòi theo bộ phận mà vật chủ bị nhiễm ký sinh trùng. Đây là phân loại được áp dụng dựa theo phân loại ICD-10. Ví dụ:

Tại da, dưới da, niêm mạc (B87.00)

Vùng mũi hầu, xoang và hầu họng  (B87.3)

Trong mắt hoặc liên đới phần não của khu vực nhãn cầu, tai ngoài hoặc quanh tai (B87.8)

2. Các khía cạnh khác có mối liên quan giữa vật chủ và ký sinh trùng và cho thấy quá trình sinh học của các loài ruồi gây bệnh dòi và những nơi tác động của chúng.

Bệnh được mô tả như sau:

Ký sinh bắt buộc, ở đó ký sinh trùng sẽ không hoàn thành chu kỳ sinh học và phát triển chúng mà không có ký sinh trùng, điều này có thể do tính đặc hiệu, bán đặc hiệu do nhiễm trùng cơ hội.

Ký sinh tự ý hoặc không bắt buộc, còn gọi là nhiễm tình cờ,  dòi tồn tại mà không cần thiết cho chu kỳ sinh học của nó.

Triệu chứng lâm sàng và các thể bệnh thường gặp:

Bệnh ký sinh trùng dòi ảnh hưởng đến nơi mà ấu trùng cư trú tại đó. Các ấu trùng có thể nhiễm vào các mô đang sống, đã chết hoặc đang hoại tử, tại nhiều vị trí trên cơ quan khác nhau của cơ thể như: da, mắt, tai, dạ dày… Chúng có thể xâm nhập qua các vết thương hở hoặc vùng da lành bình thường. Một số khác đi vào cơ thể thong qua mũi hoặc lỗ tai. Các ấu trùng hoặc trứng có thể đi đến dạ dày hoặc ruột nếu ấu trùng được nuốt vào theo thức ắn nên gây bệnh ở dạ dày và ruột.

doi2

Các vector gây bệnh ở người:

Có ba loại  vector truyền bệnh dòi là:

                Dermatobia hominis (ruồi nhặng xanh ở người)

               Cosdylobia anthropophapa (ruồi nhặng Tumbu)

                Sarcophagidae (ruồi xanh)

Các ruồi trưởng thành khi đẻ trứng vào trong các vết thương hở thì các trứng này phát triển thành giai đoạn ấu trùng, ấu trùng sẽ ăn các mô hoại tử hoặc các mô còn sống gây bệnh dòi. Chúng có thể ăn hoặc đi vào các khoang cơ thể thông qua các lỗ mở ra.

Chu kỳ sinh học và phát triển:

Khi cơ thể người bị nhiễm trùng, tác nhân gây bệnh là ruồi nhặng xanh tiếp xúc tại vùng tổn thương  sẻ đẻ trứng, trứng  tồn tại ở vết thương. Thời gian trứng nở thành ấu trùng mất khoảng 8 giờ đến một ngày và phát triển thành ấu trùng, ấu trùng dùng miệng tạo ra đường đi và đi sâu vào các mô để ăn mô gây nên tình trạng nhiễm trùng.

Sau khoảng hai ngày, nhiễm trùng  bị bội nhiễm,  vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, nếu không điều trị dễ dẫn đến nhiễm trùng máu.

Tùy theo số lượng ấu trùng đưa và cơ thể và vùng cơ thể bị tổn thương mà bệnh tiến triển khác nhau.

doi3

                                Chu kỳ phát triển dòi Maggost

Phát hiện, chẩn đoán.

Bệnh dòi thường bị chẩn đoán nhầm vì bệnh hiếm gặp và các triệu chứng không đặc hiệu,. Bệnh dòi đường ruột và đường tiết niệu  đặc biêt khó chẩn đoán.

Các gợi ý về bệnh dòi có thể lien quan đến tiền sử đi du  lịch của bệnh nhân đến các vùng bệnh lưu hành. Một vết thương không lành trên da, ngứa hoặc đau, tiết dich hoặc mũ từ trung tâm vết đinh nhọt hoặc có đinh nhọt trồi lên khỏi vết thương dạng mủ.

Các test huyêt thanh cũng được áp dụng chẩn đoán nếu có ấu trùng ruồi ở mắt.

Điều trị:

Ấu trùng sống và phát triển được là nhờ có oxy. Khi bị nhiễm trùng dòi thường sử dụng các loại thuốc mở bôi kín vết thương để đẩy ấu trùng dòi ra bề mặt da từ đó ta có thể dể dàng loại bỏ ấu trùng dòi.

Các vết thương bị hoại tử thì phải loại bỏ dòi ngay tại vết thương sau đó làm sạch vết thương để tránh nhiễm trùng bội nhiễm.

Phòng bệnh:

Phương pháp phòng bệnh trước tiên là diệt Vector truyền bệnh đó là tiêu diệt ruồi và nhặng xanh hai cánh.

Giữ vệ sinh sạch sẽ. khi cơ thể có những vết thương hoại tử thì  cần vệ sinh sạch và tránh để các tác nhân truyền bệnh tiếp xúc.

Không nên du lịch đến các khu vực có bệnh đang phát triển hoặc có nguy cơ phát triển bệnh.

doi4

                Một số hình ảnh gây bệnh của dòi Maggost.

Tài liệu tham khảo:

1. . FAO.org. Retrieved 2013-11-05.

2. Introduction to myiasis | Natural History Museum. Nhm.ac.uk. Retrieved 2013-11-05.

3. Bài giảng Viện Ký Sinh Trùng Nha Trang.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 24 Tháng 6 2017 22:30

You are here Đào tạo Tập san Y học Bệnh nhiễm ký sinh trùng dòi Maggost