Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Đánh giá nhanh kết quả khí máu động mạch

  • PDF.

Ths Cao Thành Vân - Khoa ICU

Việc theo dõi và điều chỉnh các rối loạn thăng bằng toan kiềm và tình trạng oxy hóa máu đặc biệt quan trọng, giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ở nhiều chuyên khoa, nhất là các bệnh nhân nặng ở các khoa phòng, ở các đơn vị cấp cứu và hồi sức tích cực. Vì vậy, xét nghiệm khí máu động mạch là hết sức cần thiết.

Có nhiều thông số ở một kết quả khí máu động mạch và mỗi thông số có một ý nghĩa riêng, trong khuôn khổ bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến cách đánh giá nhanh kết quả khí máu.

khimau

I/ Giá trị bình thường của một số chỉ số chính:

1/ Phân áp oxy trong máu động mạch (PaO­2):

  • Bình thường: 80 mmHg ≤ PaO2 ≤ 90 ± 5 mmHg.

2/ Phân áp Carbon dioxide trong máu động mạch (PaCO2):

  • Bình thường:        35 mmHg ≤ PaCO2 ≤ 45 mmHg.
  • Chấp nhận được:  30 mmHg ≤ PaCO2 ≤ 50 mmHg.

Tuy nhiên giới hạn này của PaO2 và PaCO2 có thể thay đổi tùy theo tuổi, tùy theo bệnh lý nguyên nhân.

3/ Chỉ số pH:

  • Bình thường:        7,35 ≤ pH ≤ 7,45.
  • Chấp nhận được:  7,30 ≤ pH ≤ 7,50.

4/ Chỉ số Bicarbonate thực tế (HCO3- A):

  •  Bình thường:       22 mmol/l ≤  HCO­3-  ≤ 26 mmol/l.
  •  Chấp nhận được: 20 mmol/l ≤  HCO­3-  ≤ 28 mmol/l.

5/ Chỉ số kiềm dư dịch ngoại bào (BEecf hay SBE):

  • Bình thường:        - 3 mmol/l ≤ BEecf ≤ + 3 mmol/l.
  • Chấp nhận được:  - 5 mmol/l ≤ BEecf ≤ + 5 mmol/l.
  • Lượng acid hay base cần bù = 1/2 (BEecf x BW).

Trong đó BEecf (mmol/l) là chỉ số kiềm dư dịch ngoại bào và BW (kg) là trọng lượng cơ thể. Ban đầu chỉ nên bù 1/2 rồi làm lại khí máu động mạch sau 30 phút để điều chỉnh lại lần cuối.

6/ Khoảng trống anion (AG):

  • AG = Na+ - HCO3- - Cl- = 12 ± 2.

Lưu ý: Khoảng trống anion thường giảm 2,5 meq/l cho mỗi 10g/l albumim máu bị giảm.

II/ Các bước đánh giá kết quả khí máu động mạch:

1/ Bước 1: Xác định nhiễm toan hay nhiễm kiềm.

  • Nếu pH < 7,35 : Nhiễm toan.
  • Nếu pH > 7,45 : Nhiễm kiềm.

2/ Bước 2: Xác định rối loạn do hô hấp hay chuyển hóa.

  • Do hô hấp: pH và PaCO2 thay đổi ngược chiều.
  • Do chuyển hóa: pH và PaCO2 thay đổi cùng chiều. 

3/ Bước 3: Xác định bù trừ cho rối loạn nguyên phát đã đủ chưa.

  • Toan chuyển hóa: PaCO2 bù = [ ( 1,5 x HCO3- ) + 8] ± 2.
  • Toan hô hấp cấp: HCO3-  tăng = 0,1 x (PaCO2 – 40).
  • Toan hô hấp mạn: HCO3- tăng = 0,35 x (PaCO2 – 40).
  • Kiềm chuyển hóa: PaCO2 tăng = 40 + 0,6 x (HCO3- - 24).
  • Kiềm hô hấp cấp:  HCO3- giảm = 0,2 x (40 - PaCO2).
  • Kiềm hô hấp mạn: HCO3- giảm = 0,5 x (40 - PaCO2) đến 0,7 x (40 - PaCO2).

Nếu bù trừ không đủ thường do các rối loạn toan kiềm hỗn hợp.

4/ Bước 4: Tính khoảng trống anion (nếu có toan chuyển hóa).

  • AG = Na+ - HCO3- - Cl- = 12 ± 2.

Nếu AG tăng, cần xác định có rối loạn chuyển hóa nào khác không.

5/ Bước 5: Tính HCO3- điều chỉnh.

Là HCO3- trước khi xảy ra toan chuyển hóa có tăng AG.

  • HCO3- điều chỉnh = HCO3- đo + (AG – 12).
  • Nếu HCO3- điều chỉnh ≥ 24 ± 2 có kèm kiềm chuyển hóa nguyên phát.
  • Nếu HCO3- điều chỉnh < 24 ± 2 có kèm toan chuyển hóa nguyên phát.

Trên đây là các bước để đánh giá nhanh một kết quả khí máu động mạch. Tuy nhiên cần phân tích dựa trên bệnh sử, tiền sử và chế độ điều trị hiện tại để có nhận định chính xác và xử trí phù hợp.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 06 Tháng 4 2015 09:00

You are here Đào tạo Tập san Y học Đánh giá nhanh kết quả khí máu động mạch