Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Chăm sóc bệnh nhân trước và sau phẫu thuật ung thư vú

  • PDF.

ĐD Huỳnh Lệ Kiên - Khoa Ung bướu

A. Mục đích chăm sóc

1. Trước mổ:

  • Đảm bảo an toàn phẫu thuật, tránh nhầm lẫn
  • Giúp người bệnh yên tâm, tin tưởng vào điều trị
  • Giảm các biến chứng sớm thường gặp sau mổ

2. Sau mổ:

Việc chăm sóc, theo dõi bệnh nhân phẫu thuật ung thư vú đòi hỏi người điều dưỡng cần phải có kiến thức, kỹ năng nhằm phát hiện các biến chứng có thể xảy ra và đảm đảo chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất, toàn diện nhằm:

  • Theo dõi chảy máu: Bầm máu, tụ máu, chảy máu qua ống dẫn lưu, vết mổ
  • Theo dõi việc cấp máu tới các vạt da phẫu tích
  • Chăm sóc vết mổ rộng
  • Hướng dẫn bệnh nhân luyện tập cánh tay bên mổ cho bạch huyết lưu thông sớm và đủ, để tránh hội chứng cánh tay to sau này.
  • Giải thích động viên, an ủi bệnh nhân để tránh cú sốc do bị ung thư , bị tàn phế.

saumô1

B. Nội dung chăm sóc:

I/ Trước mổ:

1. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án:

+ Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ: bệnh án, ghi chép điều dưỡng, chiều cao, cân nặng. Lưu ý các tiền sử bệnh lý, dị ứng thuốc, đặc biệt như hen, bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch.

+ Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm tiền phẫu. (XN máu, nước tiểu, điện tim, Siêu âm vú, bụng, hạch, Siêu âm tim , XQ, CT Scan….)

+ Các xét nghiệm: GPBL trước mổ

- Thực hiện đầy đủ y lệnh thuốc

- Viết cam đoan phẫu thuật

- Đeo thẻ phẫu thuật

2. Chăm sóc tư tưởng cho người bệnh:

- Giải thích, thăm hỏi, trấn an người bệnh để tránh căng thẳng, lo lắng trước mổ

- Giải thích về cuộc mổ và diễn biến hậu phẫu thông thường theo từng ngày để người bệnh chủ động trong việc tự theo dõi diễn biến sau mổ, tránh tâm lý sợ hãi, lo lắng.

- Hiểu và giải thích cho người bệnh về những biến chứng thông thường có thể xảy ra trong và sau mổ, như chảy máu, đau, thẩm mỹ vùng ngực sau này…Đặc biệt lưu ý giải thích về đau sau mổ, để người bệnh chủ động chịu đựng và dễ hợp tác để chăm sóc sau mổ.

3. Chăm sóc về dinh dưỡng, vệ sinh thân thể cho người bệnh:

- Trước mổ bệnh nhân thường lo lắng về cuộc mổ kéo dài sẽ gây đói. Nên cần giải thích, trấn an người bệnh để người bệnh yên tâm. Trong quá trình phẫu thuật người bệnh được truyền tĩnh mạch nuôi dưỡng nên không bị đói.

- Giải thích việc ăn uống trước mổ gây biến chứng trong và sau mổ để người bệnh biết.

- Dặn nhịn ăn trước mổ 6 – 8 giờ

- Vệ sinh thân thể: tắm gội toàn thân, cạo lông nách, cắt móng tay, thay quần áo

- Vệ sinh vùng mổ (Băng vết thương nếu có dấu hiệu loét nhiễm trùng)

- Chuyển đến phòng mổ đảm bảo an toàn.

II/ Chăm sóc bệnh nhân sau mổ (quan trọng nhất là 24 giờ đầu sau mổ)

1/ Nhận định người bệnh:

- Toàn trạng:

+ Tri giác bệnh tỉnh hay còn lơ mơ, màu sắc da

+ Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.

+ Tình trạng trung tiện

+ Xác định vị trí đau và mức độ đau của bệnh nhân

+ Tình trạng nôn: Số lần, số lượng nôn, màu sắc, tính chất nôn

+ Sond tiểu lưu (Nếu có): Ngày giờ đặt sond, số lượng, màu săc nước tiểu

-  Tại chỗ:

+ Tình trạng vết mổ: Kích thước, tình trạng chảy máu, tụ máu

+ Tình trạng ống dẫn lưu dịch (Nếu có): Vị trí đặt, dịch qua ống dẫn lưu, màu sắc, số lượng , tính chất dịch

+ Đường truyền tĩnh mạch có bị đỏ, phồng nơi truyền, bệnh nhân có bị đau tại nơi truyền

2/ Chẩn đoán điều dưỡng:

- Chảy máu do khâu cầm máu chưa tốt

- Đau do vết mổ sâu và dài

- Lo lắng do sợ đau kéo dài, sợ vết mổ xấu, sợ không lành vết mổ.

- Nôn do tác dụng phụ của thuốc mê

3/ Lập kế hoạch chăm sóc:

- Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn

- Chăm sóc vết mổ, ống dẫn lưu

- Chế độ dinh dưỡng

- Chế độ vệ sinh

- Vận động sau mổ

- Theo dõi phát hiện các biến chứng

- Thực hiện y lệnh của Bác sĩ

- Giáo dục sức khỏe

4/Thực hiện kế hoạch chăm sóc:

1. Đo sinh hiệu: 03 giờ/lần

2.Thay băng, theo dõi vết mổ hằng ngày bằng gói dụng cụ vô khuẩn và theo quy trình kỹ thuật điều dưỡng:  Xem có chảy máu, bầm máu, sưng phồng, hay hoại tử đen vạt da

3. Theo dõi lượng dịch chảy qua ống dẫn lưu: Theo dõi màu sắc, số lượng

4. Vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể hằng ngày bằng nước ấm, thay quần áo sạch hằng ngày

5. Dinh dưỡng sau phẫu thuật:

+  Ngay sau khi phẫu thuật người bệnh không thể ăn uống được, bác sĩ sẽ dùng phương thức cung cấp dinh dưỡng qua tĩnh mạch để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Truyền dịch cho tới khi bệnh nhân trung tiện được. Sau trung tiện bệnh nhân có thể bắt đầu uống nước và dần dần có thể ăn uống được, hướng dẫn ăn cháo lỏng, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.

+ Khi có thể ăn uống bình thường, người bệnh cần hấp thụ nhiều thức ăn có chứa protein và chất xơ, hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều đường và các thực phẩm không hợp vệ sinh.

Protein: có nhiều trong sữa bò, trứng gà, các loại cá, các loại thịt gia cầm, các sản phẩm từ đậu…

Chất xơ: có nhiều trong rau củ, cà chua, trái cây…

• Một số cách giúp hấp thu nhiều protein hơn:

–  Thêm bột protein hoặc sữa bột cho các bữa ăn.

–  Ăn đồ ăn nhẹ giàu protein như hạnh nhân, lạc, và pho mát.

– Ăn protein ít béo như cá, thay vì thịt bò, vịt, xúc xích, hoặc các loại thịt nhiều chất béo khác.

Bên cạnh đó, người bệnh nên tăng cường rau và trái cây. Không nên dùng đồ nếp

6. Vận động sau khi phẫu thuật ung thư vú:

+ Bệnh nhân sau phẫu thuật thường rất yếu và không thể vận động. Cần cho người bệnh nằm phòng riêng yên tĩnh, nằm nghiêng về phía dẫn lưu để tạo điều kiện cho dịch dẫn lưu chảy ra ngoài. Sau phẫu thuật 1 đến 2 ngày, người bệnh bắt đầu tập ngồi, sau đó lượng vận động sẽ tăng dần và việc đi lại sẽ dần hồi phục.

+ Vận động cánh tay cùng bên sau phẫu thuật ung thư vú:

  • Trong thời kỳ hậu phẫu, cần giảm vận động cánh tay, để giữ cho các vết mổ dính, liền chắc.
  • Sau mổ 2 tuần, vết mổ liền tốt bắt đầu các động tác quay cánh tay. Công suất ban đầu có thể chỉ đạt 20%. Kiên trì luyện tập có thể quay tới 90 %.
  • Nếu không mổ vét hạch nách thì động tác quay cánh tay không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên vết thương ở ngực, ở cơ ngực cũng cần thiết phải tập quay cánh tay.

7. Thực hiện thuốc, dịch truyền theo y lệnh của Bác sĩ. Rút ống dẫn lưu và cắt chỉ theo y lệnh.  Báo bác sĩ kịp thời các dấu hiệu bất thường.

8. Động viên, an ủi người bệnh. Khuyên người bệnh hợp tác trong quá trình chăm sóc, thay băng. Cố gắng chịu đau và các vướng của hệ thống dẫn lưu trong vài ngày đầu. Không được tiêm truyền bất kỳ loại dịch, thuốc … vào cánh tay cùng bên vú đã phẫu thuật (Tránh trường hợp sưng cánh tay hay phù bạch huyết sau này).

5/ Đánh giá:

  • Người bệnh đảm bảo tỉnh táo, an toàn sau phẫu thuật
  • Gia đình và người bệnh yên tâm hợp tác trong quá trình điều trị bệnh
  • Người bệnh giảm bớt nỗi lo lắng khi phẫu thuật
  • Người bệnh đón nhận nỗi đau ít sau phẫu thuật và dường như không đau đớn sau phẫu thuật.
  • Người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh chóng và đi lại bình thường sớm.

Tài liệu tham khảo:

  1. Quy trình điều dưỡng cơ bản
  2. Chăm sóc và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân ung thư (PGS –TS Nguyễn Bá Đức) nhà xuất bản Hà Nội.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 17 Tháng 9 2016 19:45

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Chăm sóc bệnh nhân trước và sau phẫu thuật ung thư vú