Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

Điều trị liệt dương bằng y học cổ truyền

Ths Nguyễn Văn Tánh - Khoa YHCT

Giao hợp là một động tác sinh lý tự nhiên để duy trì nòi giống, gồm có ba giai đoạn: giai đoạn ham muốn sắc dục, giai đoạn cương dương vật, giai đoạn cực khoái cảm và phóng tinh. Một trong các giai đoạn kể trên, nhất là giai đoạn cương dương vật không thành tựu là liệt dương.

Sự ham muốn tình dục nảy sinh trên cả hai phái nam và nữ từ tuổi dậy thì. Ở nam, sự biểu hiện này chủ yếu là cương dương vật, điều kiện cần thiết để giao hợp. Cương dương vật, theo Kinsey, giảm theo tuổi: giảm 3 % ở lứa tuổi 35; 4-7% ở lứa tuổi 50; 18-20% ở lứa tuổi 60; 55% ở lứa tuổi 75. Cũng theo Kinsey, khoảng 45% nam không thỏa mãn sắc dục của mình ở mặt này hay mặt khác.

Theo Y học cổ truyền, Liệt dương là chứng bệnh dương vật không cương lên được, thuộc phạm vi chứng Dương nuy.

lietduon1

Nguyên nhân thường do sắc dục quá độ làm tinh kiệt, tinh khí hư hàn, hoặc suy nghĩ quá độ tâm tỳ hao tổn, hoặc khiếp sợ thương thận, hoặc thấp nhiệt hạ chú. Tất cả đều có thể làm cho tông cân (dương vật) mềm nhẽo. Như vậy, liệt dương có quan hệ mật thiết với can, thận, dương minh. Kinh Can đi vòng dương vật, dương vật là nơi tập trung của tông cân, dương minh quản lý tông cân, nếu khí suy thì dương không cương cứng được, thận chủ tàng tinh, thận hư thì dương vật không cương được.

Điều trị liệt dương tùy theo thể bệnh.

Thể Mệnh môn hỏa suy (Thận khí bất túc): Liệt dương ở thanh thiếu niên do tình dục sớm, sắc dục quá độ làm mệnh môn hỏa suy.

Thể Tâm tỳ lưỡng hư: Liệt dương do suy nghĩ làm tổn thương tâm tỳ.

Liệt dương do tinh thần căng thẳng làm can mộc không điều đạt.

Liệt dương do thấp tà làm trở ngại

Liệt dương do thấp nhiệt xuống ở can kinh

Liệt dương do tiên thiên bất túc, tinh ít, dương vật không cương cứng

Liệt dương do vị hư ăn ít không sinh được tinh tủy

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hoàng Bảo Châu (1997), “Liệt dương”, Nội khoa học cổ truyền, Nxb Y học, tr 484-490.
  2. Ngô Anh Dũng (1998), “Chứng bất lực”, Bài giảng Bệnh học & Điều trị (Lưu hành nội bộ), Bộ môn YHCT – Khoa Y – Trường Đại học Y Dược TP HCM, tr 122-137.
  3. Ngô Gia Hy (2008), “Liệt Dương”, Bách khoa thư bệnh học, tập 2, NXB Giáo dục, tr 312-316.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 24 Tháng 5 2016 18:00