Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Giun lươn

  • PDF.

KTV Nguyễn Thị Kim Vân - Khoa Vi sinh

Giun lươn (Strongyloides stercoralis) là một loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự nhiễm). Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun lươn và tái nhiễm khá cao. Đáng chú ý là khi nhiễm bệnh, giun lươn tồn tại rất lâu trong cơ thể và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh trong khi đó việc điều trị còn nhiều hạn chế.

Bệnh giun lươn được biết từ năm 1876, do Normand phát hiện được ở một lính viễn chinh Pháp cư trú tại Miền Nam Việt Nam.

Hình thể

Giun lươn có giai đoạn ký sinh trong cơ thể người và giai đoạn sống tự  do ở ngoại cảnh. Hình thẻ giun khác nhau ở các giai đoạn này.

 giunluon1

 Ấu trùng giai đoạn 1 của giun lươn ( S. stercoralis)

Giun trưởng thành

Giun lươn ký sinh:

- Hình ống. thân có khía ngang nhỏ. Miệng có hai môi, bao miệng ngắn. Thực quản hình ống chiếm ¼ chiều dài thân.

- Con cái: dài 2mm, đuôi nhọn, lỗ sinh dục đực nằm ở 1/3 sau của thân.

- Con đực: dài 0,7mm, đuôi cong có gai sinh dục.

Giun lươn sống tự do:

- Con cái: dài 1mm x 50 µm. Con đực : dài 0,7mm x 36 µm.

- Đặc điểm cấu tạo khác giun lươn ký sinh là thực quản có ụ phình.

Trứng

- Kích thước 50-60 x 30-35 µm, hình bầu dục. Vỏ mỏng.

- Về hình thể giống trứng giun móc, khó phân biệt được bằng kính hiển vi quang học.

- Trứng giun lươn đẻ ra có sản ấu trùng bên trong và thường nở ra ấu trùng ngay.

Ấu trùng:  cần  phân biệt với ấu trùng giun móc:

Ấu trùng thực quản phình ( Rhabditiform ) : nở từ trứng

            - Kích  thước: 200-300 x 16 µm

            - Xoang bao miệng ngắn, thực quản có dạng phình, đuôi nhọn.

Ấu trùng thực quản hình ống  (filariform ):

           - Phát triển từ ấu trùng có thực quan phình.

            - Kích thước 450- 500 µm

- Thực quản hình ống chiếm ½  đến 1/3 chiều dài thân.

- Đuôi chẻ hai ở tận cùng giống đuôi chim én.

Chu kỳ

 giunluon2

 

Chu kỳ ký sinh

Giun cái trưởng thành sống ký sinh ở tá tràng. Đẻ khoảng 50-70 trứng/ngày trứng nở ra ấu trùng. Ấu trùng theo sự phân ra ngoại cảnh. Ở ngoại cảnh ấu trùng lột xác phát triển từ ấu trùng thực quản phình thành ấu trùng có thực quản hình ống, là dạng gây nhiễm. Từ ngoại cảnh ấu trùng xâm nhập vào người qua da, theo tĩnh mạch đến tim, phổi, phát triển và thụ tinh ở phổi rồi lên khí quản, hầu. Giun đực bị chết hoặc bị thải ra ngoài khi bệnh nhân ho. Giun cái vào thực quản, xuống ruột, ký sinh trong thành ruột.

Thời gian từ khi ấu trùng xâm nhập vào cơ thể đến khi phát triển trưởng thành khoảng 20 – 30 ngày.

Giun cái ký sinh có thể sống 10 – 13 năm.

Chu kỳ sống tự do

Ấu trùng giun lươn từ vòng đời ký sinh theo phân ra ngoại cảnh lột vỏ một lần phát triển thành giun đực, cái trưởng thành, sống tự do, ăn vi khuẩn và các chất hữu cơ trong đất. Giun đực và giun cái sống tự do, giao phối rồi đẻ trứng sau vài giờ trứng nở ra ấu trùng, gặp điều kiện thuận lợi ấu trùng phát triển qua ba lần lột vỏ, sau vài ngày thành giun trưởng thành, lại sinh sản tiếp tục chu kỳ sống tự do.

Ở giai đoạn ấu trùng thực quản hình ống ấu trùng có thể thâm nhập qua da, niêm mạc vật chủ để bắt đầu chu kỳ ký sinh.

Chu kỳ tự nhiễm

Ở những bệnh nhân có sức đề kháng kém hoặc táo bón, ấu trùng thực quản phình nếu ở lâu trong ruột, không được thải ra ngoài sẽ phát triển thành ấu trùng thực quản hình ống, ấu trùng thực quản hình ống xuyên qua thành ruột vào hệ tuần hoàn tĩnh mạch để bắt đầu chu kỳ mới. Đôi khi chu trình tự nhiễm cũng gặp ở bệnh nhân vệ sinh kém, ấu trùng khi theo phân ra ngoại cảnh dính lại ở vùng hậu môn và phát triển thành ấu trùng thực quản  hình ống chui qua niêm mạc hậu môn vào hệ tuần hoàn, tiếp tục phát triển thế hệ ký sinh. 

Tác hại

Con trưởng thành gây ra các bệnh cảnh lâm sàng sau:

  • Rối loạn tiêu hóa: Giun lươn kích thích ruột gây viêm ruột: đau bụng, ỉa chảy, sốt bệnh thường kéo dài từng đợt.
  • Rối loạn thần kinh do độc tố của giun.
  • Suy nhược cơ thể.

Ấu trùng gây ra các bệnh cảnh lâm sàng như sau:

         - Ở phổi: Ấu trung giun lươn có thể gây hiện tượng sung huyết phổi, chảy máu do ấu trùng di chuyển làm vỡ mao mạch, hoặc Hội chứng Loefler: ho khan dai dẳng khoảng 01 tuần.

            - Viêm da di chuyển do sự xâm nhập của ấu trùng .

Chẩn đoán: Có 03 phương pháp sau:

  • Xét nghiệm phân, đàm tìm ấu trùng.
  • Hút dịch tá tràng tìm trứng.
  • Cấy phân tìm ấu trùng trường hợp nhiễm ít.           

Phòng bệnh

  • Quản lý và xử lý phân hợp vệ sinh.
  • Vệ sinh môi trường.
  • Vệ sinh các nhân: Không đi chân trần trên đất, hạn chế tiếp xúc da trần với đất.
  • Diệt côn trùng truyền bệnh.
  • Diệt trứng ở ngoại cảnh.
  • Điều trị hàng loạt để diệt giun trưởng thành.

    Nguồn: Ký sinh trùng của trường Cao đẳng kỷ thuật  y  tế  II -  Bộ Y tế

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 03 Tháng 3 2014 12:40