Khoa khám bệnh - game nổ hủ
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 96 triệu người mắc bệnh, với 500.000 trường hợp Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) nặng cần nhập viện và khoảng 12.500 trường hợp tử vong. Từ năm 2005, Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định SXHD có thể trở thành một vấn đề y tế công cộng khẩn cấp được cộng đồng quốc tế quan tâm và lo ngại do những tác động tiêu cực của dịch bệnh này đến đời sống xã hội. Sự gia tăng về số ca mắc cũng như phạm vi bùng phát dịch của bệnh SXHD do nhiều nguyên nhân: nhiệt độ tăng cao, mưa xuất hiện sớm ở nhiều nơi trong năm, sự gia tăng mật độ dân số, hoạt động du lịch quốc tế và địa phương cũng sôi động hơn. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh SXHD. Do đó, các biện pháp ngăn ngừa và phòng chống bệnh cần được tích cực áp dụng trong cộng đồng.
Từ năm 2010, ASEAN đã chọn ngày 15/6 là ngày hành động phòng chống SXHD của khu vực. Đây là sự kiện nhằm kêu gọi mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội chung tay chống lại bệnh SXHD, tăng tính sáng tạo và hiệu quả trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nâng cao nhận thức về bệnh SXHD, huy động nguồn lực để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, thể hiện quyết tâm và cam kết của ASEAN trong việc loại trừ dịch bệnh nguy hiểm này.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm.
Xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe doạ sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng. Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.
1.Những dấu hiệu Sốt xuất huyết:
- Sốt (nóng) cao 39-40 độ , đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền.
- Nhức đầu nghiêm trọng.
- Đau phía sau mắt.
- Xuất huyết dưới da.
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng.
- Ói hoặc đi cầu ra máu.
- Đau bụng.
2. Phòng tránh sốt xuất huyết:
- Ngủ màn, bôi thuốc chống muỗi.
- Phun thuốc diệt muỗi.
- Hạn chế môi trường sinh trưởng của ấu trùng muỗi.
- Trồng một số loại cây đuổi muỗi.
- Phát quang bụi rậm.
- Dọn dẹp khu vực nhà bếp, nhà vệ sinh sạch sẽ.
- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng mát.
- Trồng cây sả xung quanh nhà hoặc xịt tinh dầu sả quanh phòng.
- Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra.
* Cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em:
- Cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích.
- Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.
* Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp; mọi sự chậm trễ có thể dẫn đến nguy cơ tử vong khi có những biến chứng trầm trọng.
Tài liệu tham khảo: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Y học sức khỏe, chăm sóc người bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue- Dieutri.vn.
- 13/09/2018 08:48 - Hoa mắt, chóng mặt: vấn đề cần lưu ý
- 12/09/2018 14:54 - Dinh dưỡng trong chấn thương sọ não
- 15/08/2018 14:57 - Tác hại của việc hút thuốc lá
- 10/08/2018 06:27 - Ngày vì nạn nhân chất độc da cam 10/8
- 29/07/2018 08:05 - Axit béo omega-3: thất vọng trong việc bảo vệ tim …
- 10/06/2018 08:36 - Chăm sóc người bệnh tiêu chảy
- 13/05/2018 07:28 - Nhiễm trùng huyết là một vấn đề sức khỏe cộng đồng…
- 19/03/2018 08:42 - Con người uống bao nhiêu nước là đủ?
- 02/03/2018 10:59 - Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bà…
- 02/03/2018 10:52 - Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gố…