Có bao giờ bạn tự hỏi, các dấu hiệu thoái hóa khớp gối là gì? Có phải bạn đang gặp khó khăn trong việc nhận biết sớm căn bệnh khá phổ biến về xương khớp này?
Để trả lời cho những câu hỏi được rất nhiều quan tâm ấy, bác sĩ Nguyễn Trần Thảo Nguyên, nguyên phó khoa xương khớp bệnh viện Nhân dân Gia Định đã có những chia sẻ mang tính chuyên môn như sau:
“ là dạng thường gặp nhất trong các vị trí khớp bị thoái hóa, do đầu gối là cơ quan chịu nhiều áp lực từ cơ thể cũng như khi vận động. Cũng như các dạng khác, thoái hóa khớp đầu gối diễn ra khi lớp sụn của khớp gối, vì một lý do nào đó (thông thường là do quá trình lão hóa tự nhiên) mà bị tổn thương hoặc teo dần, dẫn đến việc các đầu xương cọ vào nhau, có khi tạo thành gai xương.
Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý nguy hiểm và phổ biến vì vậy cần nhận biết triệu chứng.
Bệnh thoái hóa khớp gối xảy ra cũng chính vì không có lớp sụn bảo vệ mà các đầu khớp cọ vào nhau, lâu dần gây thương tổn, dẫn đến thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp gối nói riêng và thoái hóa khớp nói chung là một căn bệnh mãn tính khá nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể sẽ gây biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế.
I. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp
Thoái hóa khớp gối thường được tiến triển qua 4 giai đoạn, nặng dần từ giai đoạn 1 đến giai đoạn cuối. Ở cả hai giai đoạn này, người bệnh đều sẽ gặp những triệu chứng như đau nhức khớp gối, khớp gối bị cứng, khó khăn trong vận động, kêu lụp cụp khi di chuyển, sưng đau và cuối cùng là biến dạng khớp gối.
1. Đau nhức ở khớp gối
Không chỉ riêng thoái hóa khớp gối mà tất cả các bệnh liên quan đến khớp đều có dấu hiệu nhận biết đầu tiên là những cơn đau. Mức độ đau tùy thuộc rất nhiều vào giai đoạn, nghĩa là nếu bệnh nhân chỉ mới thoái hóa ở các giai đoạn đầu thì sẽ đau đứt quãng, cơ thể còn chịu đựng được. Nhưng đến giai đoạn cuối thì cơn sẽ vô cùng dữ dội, khiến mỗi sự vận động đều như một “cực hình” đối với người mắc bệnh.
Thoái hóa khớp gối sẽ dẫn đến những cơn đau nhức quanh vùng đầu gối, cản trở vận động của người bệnh.
Về vị trí đau, thoái hóa khớp gối sẽ tạo ra cơn đau ở vùng trước và bên trong đầu gối. Bên cạnh đó, cảm giác đau nhẹ hoặc nặng này sẽ diễn ra ở một số động tác, thời điểm nhất định. Điều này có nghĩa là bệnh nhân sẽ có thể chủ động tránh những cơn đau do căn bệnh này mang lại. Thông thường, khớp gối sẽ đau hơn khi:
-
Đứng lên ngồi xuống. Đây là một động tác cần đến sự chịu lực của khớp gối rất nhiều, vì vậy sẽ gây đau đớn cho người bệnh. Trong nhiều trường hợp bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân khó có thể tự đứng lên, ngồi xuống mà phải nhờ sự nâng đỡ của người khác, chứ đừng nói chi đến những động tác bật cóc, thụt dầu v.v…thoái hóa khớp gối không cho phép bạn làm điều đó.
-
Leo cầu thang. Những bước đi lên đi xuống cầu thang đều tác động trực tiếp đến khớp đầu gối, vì vậy đối với những người bị thoái hóa khớp gối thì nói một cách nôm na, chiếc cầu thang trở thành một “vật gây đau” rất đáng sợ.
-
Đau nhiều vào ban đêm. Cả một ngày hoạt động dài, khớp gối cho dù bị tổn thương cũng vẫn phải nâng đỡ ít nhất một con người, chưa tính đến những vật linh tinh người đó mang vào. Vì vậy, ban đêm là lúc khớp gối mạnh khỏe nghỉ ngơi và khớp gối bị thoái hóa bung tỏa những cơn đau. Đây cũng chính là lý do vì sao những người mắc bệnh thoái hóa khớp lại mất ngủ, chán ăn, suy nhược.
2. Khớp gối hay bị cứng khi ngủ dậy
Các khớp xương của chúng ta hoạt động như những cỗ máy, khi bị nghĩa là cỗ máy bị thiếu dầu, nên kẹt lại, ngưng trệ hoạt động. Cứng khớp là hệ quả của việc khớp xương đầu gối không còn lớp sụn bôi trơn và bảo vệ, đây là triệu chứng thoái hóa khớp gối phổ biến với 90% người bệnh phải đối mặt.
Thoái hóa khớp đầu gối khiến khớp gối hay bị cứng, khó cử động vào buổi sáng.
Triệu chứng này biểu hiện qua việc sau một đêm đau nhức vì khớp, bệnh nhân lại phải khó chịu vì khớp bị cứng lại, chẳng thể co duỗi được. Thông thường, sau 10 – 30 phút xoa bóp, khớp gối sẽ co duỗi lại bình thường (thật ra là kém linh hoạt hơn).
Hiện tượng này không chỉ xảy ra vào những buổi sáng mà còn sau khi người bệnh hoạt động lại sau thời gian dài, chẳng hạn như việc ngồi lâu. Cứng khớp sẽ xuất hiện thường xuyên và nhiều hơn khi bệnh đi đễn thoái hóa khớp giai đoạn 4 (giai đoạn cuối).
3. Khả năng vận động của khớp gối bị hạn chế
Đi, đứng, leo cầu thang, mang vác đồ, chạy, nhảy, múa, ngồi xổm v.v…tất cả những động tác này đều cần có sự hỗ trợ đáng kể của khớp gối mới có thể thực hiện được. Vậy nên khi khớp gối bị thoái hóa, người bệnh sẽ vận động vô cùng khó khăn, thậm chí không giữ được thăng bằng, dễ té ngã. Những triệu chứng thoái hóa khớp này sẽ nặng nề hơn hoặc nhẹ hơn tùy theo giai đoạn của người bệnh.
4. Khớp gối kêu “lụp cụp”
“Lụp cụp” là âm thanh phát ra khi những người bị thoái hóa khớp di chuyển, thường kèm theo đau đớn. Sở dĩ có tiếng kêu khá kỳ lạ này là vì các dịch khớp chứa trong bao sụn có nhiệm vụ bôi trơn, nay đã không còn có thể thực hiện được nhiệm vụ ấy. Không có sụn, không có dịch bôi trơn, dĩ nhiên hai đầu khớp sẽ dần dần cọ sát vào nhau, va chạm nhau.
Thế nên tiếng “lụp cụp” ấy là tiếng xương kêu. Dấu hiệu thoái hóa khớp này khá phổ biến, nhưng không phải lúc nào người bệnh di chuyển cũng sẽ nghe tiếng này. Tất cả còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và thể trạng cùng các yếu tố tuổi tác.
5. Sưng đỏ ở khớp gối
Dấu hiệu thoái hóa khớp gối này là một trong những đặc trưng của bệnh viêm khớp nói chung và thoái hóa khớp nói riêng. Người bệnh sẽ cảm thấy khớp bị đau nhức, ửng đỏ, tê ran, nhìn bằng mắt thấy khớp sưng lên, sờ vào thấy ấm. Cũng có trường hợp không bị đỏ ở gối nhưng vẫn đau và nóng gối.
Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là tràn dịch khớp gối, rất nguy hiểm. Khi thấy khớp gối sưng quá to, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để chọc hút lấy dịch khớp để tránh lây lan sang các bộ phận khác hoặc cụ thể hơn có thể gây viêm khớp nhiễm trùng.
6. Khớp gối bị biến dạng
Dấu hiệu nặng nề nhất của căn bệnh này chính là làm biến dạng khố gối. Những trường hợp bệnh điều trị không đúng cách, bệnh quá nặng hay bi thoái hóa đã lâu năm mà phát hiện quá trễ sẽ dẫn đến biến chứng đáng tiếc này.
Sở dĩ có biến dạng khớp là vì trong quá trình vận động mà không có sụn bảo vệ, một hoặc cả hai đầu xương sẽ bị mài mòn, dần dần làm lỏng lẻo cấu trúc khớp, gây ra sự sụp khớp. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, biến dạng khớp còn khiến bệnh nhân không thể đi lại và nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ sớm tàn phế.
Thoái hóa khớp gối đến giai đoạn nặng có thể sẽ khiến đầu gối bị biến dạng, khó có thể điều trị được.
II. Những điều nên làm khi có dấu hiệu bị thoái hóa khớp gối
Khi thấy những dấu hiệu trên, nghi ngờ mình hoặc người thân đã bị thoái hóa khớp, ắt hẳn bạn sẽ băn khoăn về những điều mình cần phải làm. Bác sĩ Thảo Nguyên sẽ giúp bạn giải quyết mối lo ấy. Khi nghi ngờ mình có thể đã bị thoái hóa khớp gối, bạn nên thực hiện những điều sau đây:
#Đảm bảo cân nặng phải được giữ ở mức phù hợp
Khớp gối giữ nhiệm vụ nâng đỡ toàn cơ thể, vì vậy những người thừa cân, bệnh béo phì hoặc đột ngột tăng cân mất kiểm soát sẽ tăng nguy cơ bị hoặc làm tình trạng nặng nề hơn nếu đã bị mắc bệnh.
#Tránh mang vác vật nặng và vận động đúng cách
Việc mang vác các vật nặng quá 1/10 trọng lượng cơ thể lâu ngày sẽ dẫn đến những tổn thương ở khớp, tiềm ẩn nguy cơ gây thoái hóa khớp, đặc biệt là các khớp chịu lực như đầu gối. Bên cạnh đó, cần chú ý vận động đúng cách, không vận động quá mạnh hay quá nhanh sẽ khiến khớp bị quá tải. Nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để hai khớp gối không bị tình trạng chây ỳ.
#Đến gặp bác sĩ
Nếu tình trạng thoái hóa của bạn hoặc người thân ngày một trở nặng, cơn đau dai dẳng, các triệu chứng lặp đi lặp lại một cách thường xuyên. Lúc này, cách tốt nhất và gần như duy nhất bạn nên làm là đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
#Tăng cường các chất hỗ trợ xương khớp trong bữa ăn hằng ngày
Trong quá trình điều trị, một chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiểu vitamin cần thiết, vi chất kim loại…đặc biệt là các loại thực phẩm tốt cho sụn khớp như cá, dầu cá, sụn động vật, hải sản, sữa, ngũ cốc, nấm, rau xanh sẽ giúp cho khớp giảm thiểu được tình trạng tiêu biến sụn và hỗ trợ cho việc điều trị thoái hóa khớp đầu gối.
Nếu nhận thấy mình và người thân có những dấu hiệu trên, bạn nhất thiết phải đến bác sĩ để được chẩn đoán. Tại các bệnh viện, bác sĩ sẽ có những biện pháp chuyên môn như chụp X-quang, chục cắt lớp, chụp cộng hưởng, siêu âm khớp, chọc hút thăm dò…
Sớm nhận biết các triệu chứng, dấu hiệu thoái hóa khớp là một điều rất cần thiết trong việc chủ động ngăn ngừa và điều trị, tránh những trường hợp bệnh đã nặng thì mới phát hiện, lúc ấy sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hệ lụy. Tuyệt đối không được xem thường bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể.
Thư Nguyễn - Nguồn:
- 17/06/2018 08:12 - Hưởng ứng "Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết" …
- 10/06/2018 08:36 - Chăm sóc người bệnh tiêu chảy
- 13/05/2018 07:28 - Nhiễm trùng huyết là một vấn đề sức khỏe cộng đồng…
- 19/03/2018 08:42 - Con người uống bao nhiêu nước là đủ?
- 02/03/2018 10:59 - Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bà…
- 02/03/2018 10:50 - Bệnh vôi hóa cột sống và cách điều trị
- 02/03/2018 10:47 - Những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ai cũng nên…
- 02/03/2018 00:00 - Thoát vị đĩa đệm khi nào nên mổ khi nào không?
- 01/01/2018 16:24 - DASH - chế độ ăn uống giảm tỷ lệ tử vong do mọi n…
- 01/12/2017 15:46 - Bệnh viện ngày mai