Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Viêm tai giữa

  • PDF.

Bs CKII Trần Giám - Khoa TMH

Định nghĩa viêm tai giữa

Viêm tai giữa (VTG) là bệnh viêm cấp tính lớp niêm mạc lót trong niêm mạc tai giữa. Bệnh thường mắc sau viêm mũi họng cấp. Bệnh thường gặp ở trẻ em hoặc khởi phát khi còn trẻ.

Nguyên nhân viêm tai giữa cấp

VTG cấp thường do vi khuẩn từ vòm mũi họng theo vòi nhĩ lên tai giữa gây nên, có thể do tắc vòi nhĩ do nhiều nguyên nhân, trong đó VA là thường gặp.

Trẻ không bú sữa mẹ tỷ lệ mắc bệnh cao vì trong sữa mẹ có kháng thể giúp trẻ đề kháng tốt. Trẻ sức môi hở hàm ếch rất dễ mắc bệnh và có nguy cơ dễ viêm nhiễm hô hấp trên. Đặc biệt, tình trạng viêm VA phổ biến ở trẻ em cũng dễ đưa đến bệnh VTG.

viemtaigiua1

Chẩn đoán viêm tai giữa

Khi trẻ bị VTG thường có biểu hiện: quấy khóc, đau tai, trẻ nhỏ hay dụi tai, lắc đầu, kém ăn, nôn hoặc tiêu chảy, sốt và chảy mủ tai, có khi ù tai, nghe kém. Soi thấy màng nhĩ căng phồng, đỏ.

Chảy mủ tai và đau tai là triệu chứng quan trọng để chẩn đoán.

Điều trị viêm tai giữa

Khoảng 2/3 số bệnh VTG là do vi khuẩn, hay gặp là liên cầu, phế cầu nên phải dùng kháng sinh để điều trị.

Kết hợp với các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm, các thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai. Nếu màng nhĩ căng phồng quá 3 tuần thì nên dẫn lưu bằng ống thông khí  (Diabolo).

Khi tai chảy mủ, ngoài việc dùng thuốc, còn cần phải lau sạch mủ ở tai hoặc đặt vào ống tai một đoạn bông thấm để mủ thấm vào và chảy ra, đặt vài lần trong ngày như vậy (không dùng tăm bông, tăm tre…, tránh đụng vào ống tai gây đau), thường 1 đến 2 tuần tai mới khô hẳn. Việc phát hiện sớm các triệu chứng viêm tai giữa để điều trị sớm và triệt để sẽ tránh được biến chứng viêm tai xương chũm. Đây là biến chứng rất thường gặp sau VTG cấp 2 đến 3 tuần.

Biến chứng viêm tai giữa

Viêm tai xương chũm: Tiền sử VTG 2-3 tuần trước đó, đã chảy mủ tai, điều trị không triệt để hoặc không điều trị. Người bệnh có biểu hiện sốt cao, chảy mủ tai tăng, thể trạng nhiễm trùng nhiểm độc, đau tai và vùng sau tai, sưng nóng đỏ đau lan lên nửa đầu, ù tai, nghe kém ngày càng tăng, có thể chóng mặt, ấn vào vùng sau tai (xương chũm) rất đau.

Người bệnh nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm. Đây là bệnh cấp cứu trong tai mũi họng; có thể gây ra các viêm nhiễm nội sọ.

Phòng ngừa viêm tai giữa

Cần vệ sinh mũi họng, phòng ngừa viêm mũi họng, VA, viêm hô hấp trên vì tai mũi họng có sự thông nhau qua vòi nhĩ.

Trẻ em không để nước bẩn hoặc sữa chảy vào tai.

Tài liệu tham khảo

  1. A.G. LICATREP, 2005, Cẩm nang Tai mũi họng, chương V, tr: 270 – 359.
  2. Nhan Trừng Sơn, 2004, Tai mũi họng nhập môn, tr: 102 -163.
  3. Võ Tấn, 1991, Tai mũi họng thực hành, tập 2.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 24 Tháng 11 2016 18:53

You are here Tin tức Y học thường thức Viêm tai giữa