Ths Lê Tự Định - Khoa ICU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Một loạt các trường hợp và thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên nhỏ cho thấy liệu pháp thay huyết tương (TPE = Therapeutic Plasma Exchange) đã cải thiện các tình trạng đông máu cũng như huyết động và có thể cả sự sống còn của bệnh nhân trong nhiễm khuẩn huyết nặng. Tuy nhiên, vai trò chính xác của TPE trong trị liệu nhiễm khuẩn huyết hiện đại vẫn còn chưa rõ ràng.
PHƯƠNG PHÁP
Chúng tôi thực hiện một nghiên cứu quan sát đơn trung tâm hồi cứu về việc sử dụng TPE như một liệu pháp giải cứu ở 23 bệnh nhân liên tiếp được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn từ năm 2005 đến năm 2012. Các biểu hiện về hội chứng suy đa tạng (MOFS = Multiple Organ Failure Syndrom) trước, trong và sau khi TPE cũng như tỷ lệ sống sót cũng được báo cáo.
KẾT QUẢ
Điểm SOFA trung bình là 13 (độ lệch chuẩn [SD] 4) và điểm trung vị của suy đa tạng là 5 (khoảng tứ phân vị [IQR] 4-5). TPE được thực hiện 3 ngày (IQR 2-10) sau khi khởi phát triệu chứng và 1 ngày (IQR 0-8) sau khi nhập ICU. Tổng thể tích trao đổi trung bình là 3750 ml (IQR 2500-6000), tương ứng với điểm trung bình là 1,5 lần (SD 0.9) thể tích huyết tương bệnh nhân. Plasma tươi đông lạnh được sử dụng trong tất cả các trường hợp nhưng một trong các phương pháp điều trị như thay thế dịch. Cân bằng thực của dịch giảm đáng kể trong vòng 12 giờ đầu tiên sau thủ thuật TPE, trung bình 720 mL (p = 0,002), bất kể kết cục thế nào. Giảm liều dùng norepinephrine và sự cải thiện chỉ số tim đã được quan sát ở những bệnh nhân còn sống, nhưng điều này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,574). Số lượng tiểu cầu giảm bất kể kết cục giữa ngày 0 và 2 (p <0,003), và sau đó tăng lên ở những bệnh nhân còn sống. Có một xu hướng không có ý nghĩa đối với các bệnh nhân trẻ tuổi hơn và mức độ procalcitonin cao hơn trong số những bệnh nhân còn sống. Chín trong số 23 bệnh nhân điều trị TPE (39%) sống sót đến khi chuyển khỏi ICU (trong đó có 3 bệnh nhân với điểm số SOFA 15, 17 và 20).
KẾT LUẬN
Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng một số bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm trùng có thể có cải thiện về tình trạng huyết động, tình trạng đông máu, sự sống còn bởi liệu pháp thay thế huyết tương sớm.
Theo BMC Anesthesiol. 2014;14(24)
- 24/06/2015 20:11 - Bệnh uốn ván
- 21/06/2015 20:00 - Xuất huyết giảm tiểu cầu
- 21/06/2015 19:49 - Giun đũa chó – mèo có gây bệnh viêm loét dạ dày ha…
- 15/06/2015 20:42 - Nhân sâm Việt Nam - cây thuốc cần được bảo tồn và …
- 13/06/2015 20:54 - Nghiên cứu cho thấy sử dụng kháng sinh không đúng …
- 13/06/2015 20:22 - Loãng xương và gãy đốt sống phổ biến ở bệnh nhân C…
- 11/06/2015 09:12 - Bóp bóng ambu thế nào là đúng cách?
- 09/06/2015 20:59 - Protein phản ứng C ( C-reactive protein)
- 09/06/2015 20:47 - Nghiên cứu cho thấy sử dụng kháng sinh không đúng …
- 04/06/2015 16:36 - Thoái hóa khớp gối