Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

Thoái hóa khớp gối

Khoa PHCN

Thoái hóa khớp gối là sự hư tổn của sụn khớp và sự mất đi của dịch khớp gối dẫn tới những cơn đau nhức, tê buốt. Khi cơ thể lão hóa, lớp sụn khớp gối bị mài mòn hoặc phá vỡ làm xương chà xát thẳng vào nhau gây lệch trục, vẹo khớp hoặc biến dạng rất đau đớn. Với người bị khô khớp khi cử động còn thấy tiếng kêu lạo xạo. Người bệnh không thể đứng thẳng hay lên xuống cầu thang vì thấy nhói buốt.

1. Đặc điểm của thoái hóa khớp gối

Lớp sụn bao bọc ở đầu xương bị thoái hóa, bong giập từng mảng, lộ phần xương ra. Lớp sụn này giống như một lớp nệm giữa 2 đầu xương, khi nó bị hư hỏng thì 2 đầu xương sẽ cọ xát nhau khi cử động. Hậu quả là các triệu chứng đau, sưng, hình thành gai xương và hạn chế cử động.

thoai2

2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

- Quá trình lão hóa: Bước qua tuổi 40, mọi hoạt động trong cơ thể trong đó có chức năng khớp bắt đầu suy giảm, tế bào sụn khớp mới ít được sinh ra khiến lớp sụn khớp gối bị thoái hóa mỏng dần đi.
- Thừa cân: khớp gối là phần chịu lực nhiều nhất của cơ thể do phải đảm nhiệm chức năng di chuyển và nâng đỡ phần thân, chính vì thế sụn khớp gối là phần dễ bị thoái hóa nhất. Ở những người thừa cân, tình trạng thoái hóa khớp gối đặc biệt diễn ra nhanh hơn do phần khớp phải chịu lực từ cân nặng không tương xứng với cấu trúc xương. Bên cạnh đó, những người thừa cân thường hay đi bộ tập thể dục để giảm cân, điều này vô tình khiến cho tình trạng sụn khớp bị bào mòn ngày càng nhanh. Vì thế, tình trạng thoái hóa khớp gối thường đến sớm hơn ở những người thừa cân.
- Chấn thương do va đập: Ở người trẻ, những chấn thương ngoại lực như bị ngã hoặc bị vật nặng đè lên có thể gây vỡ sụn khớp gối, tuy nhiên lớp sụn khớp này mau chóng được phục hồi do tế bào sụn khớp liên tục sản sinh để tự tái tạo kết cấu. Nhưng ở người lớn tuổi, những chấn thương do va đập rất khó lành do tế bào sụn khớp sản sinh chậm và hầu như rất khó để tự phục hồi được.
- Sử dụng thuốc giảm đau chứa thành phần corticoid: Corticoid là chất giảm đau kháng viêm được sử dụng nhiều trong y tế, tuy nhiên đây cũng là chất gây ảnh hưởng đến việc sản sinh và tự tổng hợp các mô sụn khớp.
- Chế độ ăn uống không đủ chất, uống nhiều rượu bia khiến cơ thể không đủ chất để tổng hợp sụn khớp và dịch nhầy khớp gối.

3. Đối tượng dễ bị thoái hóa khớp gối

Thông thường thoái hóa khớp gối là hiện tượng diễn ra ở hầu hết mọi người khi quá trình lão hóa bắt đầu, hiện tượng thoái khóa khớp gối gây đau nhức, sưng mỏi thường diễn ra chủ yếu ở người già trong độ tuổi từ 55-60 trở đi. Tuy nhiên hiện tượng thoái hóa khớp gối sẽ đến sớm hơn ở những đối tượng như sau:
-Người béo phì, người thường xuyên phải đứng quá lâu, ví dụ: giáo viên, lễ tân, y tá
Người ngồi xổm quá nhiều
Người hay mang vác vật nặng
Đây sẽ là đối tượng đầu tiên xuất hiện dấu hiệu thoái hóa khớp gối sớm nhất khi bước qua tuổi 40.

4. Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

- Đầu tiên là dấu hiệu đau nhức khi vận động hoặc khi chuyển tư thế như từ ngồi sang đứng, ngồi xổm hoặc quỳ gối. Cơn đau có thể thoáng qua rồi chóng hết hoặc đau âm ỉ không liên tục khiến người bệnh chủ quan.
- Thường xuyên bị tê cứng khớp khi bất động trong một thời gian hoặc ngồi lâu
- Khớp phát ra tiếng kêu lục khục khi di chuyển hoặc co duỗi chân.
- Khớp gối có thể sưng to, tấy đỏ gây đau buốt, đau nhói.
- Chân bỗng bị lệch trục kiểu vòng kiềng, chụp Xquang cho thấy khe khớp hẹp không đều hoặc mọc thêm xương gai ở rìa và mặt khớp.

5. Biến chứng thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một quá trình diễn ra trong suốt một thời gian dài, không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng để lâu rất khó chữa khiến người bệnh bị hạn chế vận động và đau đớn dai dẳng. Quá trình thoái hóa này diễn ra ở mức độ tăng dần theo thời gian đi kèm với những bệnh như viêm khớp, sưng khớp, khớp kêu lạo xạo. Thoái hóa khớp gối nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến lớp sụn mòn mất đi, dịch khớp bị khô gây cứng khớp thậm chí là vôi hóa khớp khiến người bệnh không thể co duỗi chân hoặc đi lại rất khó khăn.

6.  Điều trị thoái hóa khớp gối đúng cách

- Thoái hóa khớp gối không phải bệnh lý do nhiễm trùng nên không có thuốc đặc trị. Các biện pháp thông thường như uống thuốc, tiêm giảm đau liều cao, nội soi khớp, trị liệu bằng Đông y hay châm cứu chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng nhiều hơn chứ không có tác dụng chữa khỏi được hoàn toàn tình trạng thoái hóa khớp. 

- Để chữa trị thoái hóa khớp gối hiệu quả, giảm bớt những cơn đau nhức thì điểm mấu chốt là phải kích thích cơ thể tự tái tạo được lớp sụn khớp gối cũng như kích thích sản sinh dịch nhầy sụn khớp, giúp làm giảm ma sát khi hai đầu xương cọ vào nhau trong quá trình vận động.Việc bổ sung các thành phần thiết yếu này sẽ giúp phục hồi cấu trúc tổng thể sụn khớp và dịch khớp.

7. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu, phục hồi chức năng

- Trong giai đoạn không bị sưng nóng đỏ đau điều trị bằng tia hồng ngoại, điện xung, tens... sẽ làm thư giãn khớp và tăng cường sự khỏe mạnh cho gân cơ dây chằng quanh khớp
- Xoa bóp và tập vận động giúp cho khớp gối thư giãn làm cho các dây chằng, mạch máu được giãn nở tốt, giúp cho máu tới nuôi dưỡng vùng thoái hóa tốt hơn
- Dụng cụ tâp như đá tạ, đạp xe đạp,…

8. Điều trị bằng thuốc: giảm đau, chống viêm, thuốc bổ sung sụn khớp, thuốc tăng cường chất bôi trơn, tiêm corticoid vào khớp. … Tuy nhiên các thuốc này thường gây tác dụng phụ nên cần theo hướng dẫn của thầy thuốc.

9.  Điều trị ngoại khoa: nội soi khớp, đục xương chỉnh trục, thay khớp. ..


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 04 Tháng 6 2015 16:43