Bs CKI Trần Ngọc Hưng - Khoa YHNĐ
Viêm gan siêu vi C là vấn đề y tế cộng đồng toàn cầu với 180 triệu người nhiễm phải virus này, tương ứng với 3% dân số thế giới. Khoảng 350.000 người chết mỗi năm do virus viêm gan C.
Cho đến năm 2011 viêm gan siêu vi C đã được điều trị bởi công thức chuẩn Peginterferon và Ribavirin,liệu trình điều trị kéo dài 48 tuần và tỉ lệ đáp ứng virus bền vững khoảng 47-52%. Kể từ năm 2011, có 2 loại thuốc ức chế protease đó là Telaprevir và Boceprevir (ức chế NS3) đã được công nhận, với hai loại thuốc này tỉ lệ đáp ứng virus lâu dài sau điều trị (SVR) lên tới 70% và liệu trình điều trị 48 tuần. Dùng thuốc ức chế protease để điều trị viêm gan siêu vi C không được sự đồng thuận ở những báo cáo của Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Mỹ (AASLD) do sự tương tác thuốc và nhiều tác dụng phụ như thiếu máu nghiêm trọng, nổi mẫn đỏ, nôn mửa và nhức đầu.
Vào đầu năm 2014 một loại thuốc mới điều trị viêm gan siêu vi C được công nhận đó là Sofosbuvir (ức chế NS5A). Điều trị phối hợp Sofosbuvir+Peginterferon+Ribavirin thì tỉ lệ đáp ứng virus bền vững (SVR) lên tới 90% và liệu trình điều trị giảm xuống còn 12 tuần. Liệu trình điều trị kéo dài 24 tuần nếu phối hợp giữa Sofosbuvir+Ribavirin không dùng Interferon. Vào tháng 5 năm 2014 loại thuốc mới Simeprevir đã được công nhận (ức chế NS3 protease thế hệ 2) phối hợp với Sofosbuvir trong điều trị mà không phối hợp với Interferon và Ribavirin. Sau đây là các thuốc được công nhận trong điều trị với tình trạng đáp ứng virus lâu dài (SVR) đạt đến tỉ lệ cao hơn 95%: Daclatasvir (ức chế NS5A) được công nhận vào tháng 9 năm 2014;Ledipasvir (ức chế NS5A) được công nhận vào tháng 11 năm 2014; các thuốc được công nhận vào tháng 1 năm 2015 đó là: Ombitasvir (ức chế NS 5A), Paritaprevir (ức chế NS3 protease), Ritonavir vedasabuvir (ức chế NS5B nonnucleoside analog), liệu trình điều trị giảm xuống còn 8 tuần ở bệnh nhân mắc phải type 1. Virus viêm gan C có khả năng bị triệt tiêu trong vòng 20-30 năm tới nhờ kết quả của sự tiến bộ trong nghiên cứu về thuốc điều trị và vaccin dự phòng.
Nguồn: Theo giáo sư tiến sĩ Necati Örmeci bộ môn Nội tiêu hóa Đại học y khoa Ankara-Thổ Nhĩ Kỳ.
(Thông tin từ hội nghị gan mật Châu Á-Thái Bình Dương APASAL ngày 12-15 tháng 3 năm 2015 tại Thổ Nhĩ Kỳ).
- 04/04/2015 19:20 - Bước tiến mới trong điều trị COPD tại Việt Nam
- 01/04/2015 20:54 - Sàng lọc trước sinh
- 28/03/2015 20:00 - Hút thuốc lá và nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- 27/03/2015 15:28 - Sơ cứu chấn thương đầu, các bước xử trí tại cộng đ…
- 23/03/2015 20:03 - Tìm hiểu về xuất huyết tiêu hóa
- 14/03/2015 19:38 - Vai trò của người điều dưỡng trong cấp cứu ngừng t…
- 14/03/2015 19:23 - Chế độ dinh dưỡng dành cho người tổn thương tủy số…
- 10/03/2015 20:39 - Nhân ngày Thầy Thuốc Việt Nam, đôi điều suy nghĩ v…
- 10/03/2015 20:29 - Kiểm tra vi sinh không khí
- 06/03/2015 19:06 - Một số lưu ý về chế độ ăn uống trong chăm sóc ngườ…