Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Các bước thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm

  • PDF.

Khoa Dinh Dưỡng

1. Thực hành tốt bàn tay

Rửa tay sau khi:

  • Đi toilet.
  • Tiếp xúc với thực phẩm sống.
  • Đụng tay vào rác.
  • Gãi ngứa, ngoáy tai, ngoáy mũi hoặc đụng tay vào các bộ phận của cơ thể.
  • Hút thuốc.
  • Đụng tay vào súc vật.
  • Mỗi lần nghỉ.

vstp1

Rửa tay trước khi:

  • Tiếp xúc với thực phẩm chín.
  • Chế biến.
  • Ăn.

Lau khô tay sau khi rửa bằng khăn giấy dùng một lần, khăn bông sạch hoặc máy thổi khô. Không lau khô, chùi vào quần áo, tạp dề.

Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch cả gan bàn tay và mu bàn tay, cổ tay, các khe ngón tay và nếp móng tay.

Không để móng tay dài, nếu có vết xướt thì cần được băng bó bằng gạc không thấm nước và nên đeo găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm.

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH RỬA TAY ĐÚNG CÁCH

vstp2

2. Thực hành tốt vệ sinh cá nhân

  • Duy trì định kỳ hàng năm khám sức khỏe và cấy phân tìm người lành mang trùng.
  • Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.
  • Thực hiện “thực hành bàn tay tốt”.
  • Phải có quần áo công tác sạch sẽ, mũ chụp tóc khi tiếp xúc với thực phẩm.
  • Băng bó vết thương, vết đứt tay bằng băng gạc không thấm nước.
  • Không tiếp xúc với thực phẩm khi bị sốt, bị các bệnh truyền nhiễm và các chứng bệnh: lao, lỵ, thương hàn, tả, ỉa chảy, mụn nhọt, són đái són phân, viêm gan virus, viêm mũi, viêm họng mủ, các bệnh nhiễm trùng ngoài da, các bệnh da liễu, người lành mang trùng đường ruột.
  • Tháo bỏ đồ trang sức khi bắt đầu tiếp xúc với thực phẩm.
  • Không dùng tay trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm.
  • Không ho, hắt hơi, xì mũi, hút thuốc, nhai kẹo, cười nói to trong khu vực chế biến và phục vụ ăn uống.

3. Thực hành bảo quản thực phẩm tốt

  • Thực phẩm cần được bảo quản, lưu giữ trong khu vực, dụng cụ, trang thiết bị chuyên dùng cho thực phẩm (tủ lạnh, kho lạnh...).
  • Đồ đựng, bao gói thực phẩm phải an toàn, không thôi nhiễm, không thủng, không gỉ sắt, có nắp đậy kín, dễ rửa.
  • Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn. (Vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh trong khoảng nhiệt độ 5-600C, đây gọi là vùng nhiệt độ nguy hiểm. Vì vậy phải đảm bảo thời gian để thực phẩm trong vùng nhiệt độ nguy hiểm càng ngắn càng tốt).
  • Bảo đảm thời gian bảo quản.
  • Không để ô nhiễm chéo trong quá trình bảo quản hoặc ô nhiễm từ môi trường, côn trùng.
  • Không sử dụng hóa chất hoặc phương pháp bảo quản thực phẩm ngoài quy định.

4. Thực hành 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn

  • Chọn thực phẩm đảm bảo an toàn.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, rửa sạch rau quả tươi.
  • Ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong.
  • Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín.
  • Đun kỹ lại thức ăn thừa của bữa trước, trước khi dùng lại.
  • Không để lẫn thực phẩm sống và chín.
  • Rửa sạch tay bằng nước sạch trước khi cầm vào thực phẩm.
  • Giữ bếp dụng cụ và nơi chế biến luôn sạch sẽ, gọn gàng, khô ráo.
  • Không ăn, sử dụng các thức ăn nghi ôi thiu, mốc, hỏng.
  • Chế biến thực phẩm bằng nước sạch.

5. Thực hành tốt lưu thông phân phối thực phẩm

  • Chỉ dùng trang thiết bị chuyên dụng cho thực phẩm để vận chuyển, tránh gây thôi nhiễm.
  • Che đậy, bao gói thực phẩm an toàn, tránh gây ô nhiễm thêm vào thực phẩm.
  • Giữ nhiệt độ an toàn cho từng loại thực phẩm trong quá trình vận chuyển.
  • Không làm biến tính, thay đổi tính chất của thực phẩm trong quá trình lưu thông phân phối.
  • Khi vận chuyển thức ăn và dụng cụ cho khách hàng cần để trong các vật liệu sạch sẽ, không độc, chắc chắn, che đậy kín không để hư hỏng, ô nhiễm.
  • Đảm bảo đúng thời gian vận chuyển. Thức ăn chín, thời gian sau khi nấu đến khi ăn không để quá 2h.

6. Thực hành tốt nhãn mác thực phẩm

  • Các thực phẩm bao gói sẵn phải có nhãn mác đầy đủ nội dung theo quy định.
  • Tên hàng hóa thực phẩm.
  • Tên địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thực phẩm
  • Định lượng của hàng hóa thực phẩm.
  • Thành phần cấu tạo.
  • Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.
  • Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng.
  • Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng.
  • Xuất xứ hàng hóa.
  • Các thực phẩm tươi sống, chế biến không có bao gói sẵn, đồ ăn, đồ uống có giá trị tiêu dùng trong vòng 24h.
  • Phải biết rõ nguồn gốc an toàn.
  • Thức ăn phải được bảo quản sạch, chống ruồi bọ, mưa, gió, bụi.
  • Dụng cụ bao gói chứa đựng phải sạch không gây thôi nhiễm, ô nhiễm vào thực phẩm.

Nguồn:“Tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm” tại Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quảng Nam.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 15 Tháng 10 2014 08:02

You are here Tin tức Y học thường thức Các bước thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm