Bs Ck1. Lê Văn Hiếu –
Bệnh đồng tử Adie là một chứng rối loạn thần kinh ảnh hưởng tới đồng tử và hệ thần kinh thực vật hay còn gọi là hệ thần kinh tự chủ. Hệ thống thần kinh tự chủ- được tạo thành từ não, tủy sống và dây thần kinh - kiểm soát nhiều chức năng hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của con người, ví dụ như đổ mồ hôi, chảy nước miếng và hắt hơi.
Hệ thống thần kinh tự chủ cũng kiểm soát phản xạ của đồng tử (lỗ nhỏ ở trung tâm của mống mắt) và phản xạ của đồng tử với ánh sáng. Thông thường, đồng tử co lại với ánh sáng mạnh, trong ánh sáng yếu hơn, đồng tử giãn ra.
Trong bệnh đồng tử Adie, sẽ có phản ứng bất thường của đồng tử với ánh sáng. HHHhhhhhggggầu hết các trường hợp, nó chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt. Đồng tử bên mắt bị ảnh hưởng thường giãn to hơn bình thường và không co lại với ánh sáng mạnh.
Nguyên nhân nào gây ra đồng tử Adie?
Trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân gây đồng Adie không rõ. Hầu hết các bác sĩ cho rằng đó là do nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn làm tổn thương hạch thần kinh mi hoặc tổn thương các dây thần kinh sau hạch, đây là các dây thần kinh điều khiển đồng tử. Một số người cho rằng nó có thể do bệnh tự miễn gây ra.
Trong một số ít trường hợp, đồng tử Adie có thể do di truyền. Bên cạnh bệnh, một số yếu tố cũng có thể gây ra đồng tử Adie, chẳng hạn như thuốc.
Các triệu chứng của đồng tử Adie
- Đồng tử một mắt có kích thước lớn hơn mắt kia,
- Đồng tử không co lại với ánh sáng mạnh,
- Nhìn mờ,
- Nhạy cảm với ánh sáng,
- Khó khăn khi nhìn gần.
Hiếm khi, cả hai mắt đều bị ảnh hưởng. Và đôi khi, Adie có tác dụng ngược lại đối với đồng tử, nghĩa là trong điều kiện ánh sáng yếu, đồng tử lại không giãn to đủ mức để nhìn rõ.
Ngoài ra còn có một số triệu chứng không liên quan đến mắt thường gặp với đồng tử của Adie, bao gồm:
- Đổ mồ hôi nhiều,
- Mất phản xạ gân xương ở đầu gối.
Chẩn đoán và điều trị đồng tử Adie
Đồng tử Adie có thể được chẩn đoán khi khám mắt tại phòng khám Mắt. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:
- Thuốc nhỏ mắt chẩn đoán đặc biệt, bác sĩ nhãn khoa sẽ nhỏ vào mắt bạn thuốc nhỏ mắt đặc biệt để xem phản ứng của đồng tử. Đồng tử Adie’s sẽ nhỏ lại sau khi sử dụng những giọt này.
- Khám bằng đèn khe, là thiết bị phóng đại và chiếu sáng để khám mắt
- Đánh giá phản xạ của đồng tử. Bác sĩ sẽ xem đồng tử của bạn phản ứng như thế nào với ánh sáng mạnh và ánh sáng yếu. Họ cũng có thể kiểm tra xem kích thước đồng tử thay đổi ra sao khi tập trung vào một vật thể đặt rất gần mắt.
Trong một số trường hợp, bác sĩ nhãn khoa sẽ giới thiệu bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
Điều trị bệnh đồng tử Adie
Hiện nay không có phương pháp nào chữa dứt điểm bệnh đồng tử Adie, tuy nhiên có vài phương pháp sẽ giúp giảm triệu chứng của bệnh
- Phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh đồng tử Adie là sử dụng kính đọc sách để người bệnh có thể nhìn gần.
- Đeo kính râm để làm giảm bớt độ nhạy với ánh sáng.
- Bác sĩ có thể chỉ định thuốc pirlocarpin để giảm kích thước đồng tử ở người bệnh. Thuốc nhỏ mắt này cũng có thể làm giảm độ chói khi lái xe vào ban đêm.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, một số người bị Adie’s có thể phục hồi hoàn toàn phản xạ đồng tử . Ở những người khác, chức năng đồng tử không bao giờ được phục hồi hoặc chỉ phục hồi phục một phần.
Tuy nhiên, căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng và với cách điều trị thích hợp, những người mắc bệnh đồng tử Adie có thể kiểm soát tình trạng của mình và không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống.
Nguồn:
- 20/07/2021 19:43 - Dùng vitamin E hay collagen ?
- 18/07/2021 12:35 - Những điều bạn cần biết về biến thể Delta
- 14/07/2021 14:26 - Đăng ký tiêm vaccine phòng Covid-19 qua ứng dụng “…
- 12/07/2021 15:33 - Các thông số về tinh trùng trước và sau khi tiêm v…
- 29/06/2021 20:50 - Phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
- 24/06/2021 20:37 - Những điều cần biết để loại trừ chấn thương mắt
- 23/06/2021 18:44 - Sử dụng aspirin trong thời kỳ mang thai có an toàn…
- 21/06/2021 21:00 - Bốn dấu hiệu nhận biết vấn đề thị lực của trẻ
- 15/06/2021 16:29 - Sa lồi niệu quản
- 13/06/2021 08:48 - Phòng ngừa phù hoàng điểm dạng nang sau phẫu thuật…