KTV PHCN Nguyễn Khắc Thảo -
1. Mục tiêu điều trị
- Bảo vệ khớp vai mới thay, bảo vệ gân cơ phải can thiệp trong khi phẫu thuật để đảm bảo gân cơ liền tốt sau phẩu thuật
- Giảm đau, giảm phù nề.
- Chống dính tại khớp.
- Làm giảm sự kéo giãn dây chằng, bao khớp.
- PHCN tầm vận động khớp vai tối đa có thể, duy trì tầm vận động khớp khuỷu, khớp cổ tay, bàn tay.
- PHCN sinh hoạt hàng ngày.
2. Chương trình điều trị
Tùy thuộc vào loại phẫu thuật và kỹ thuật mổ mà cán bộ PHCN áp dụng phương pháp và kỹ thuật PHCN cho phù hợp. Do vậy bác sỹ PHCN cần biết loại phẫu thuật gì mà phẫu thuật viên áp dụng. Người bệnh cũng được hướng dẫn các bài tập trước và sau phẫu thuật.
- Giai đoạn ngay sau phẫu thuật:
- Khớp vai bên phẫu thuật cần bất động, cần dùng đai nâng và cố định vai ở tư thế khép và xoay trong. Đai cố định chủ yếu về ban đêm. Khi ngủ tránh khớp vai bị duỗi, tránh kéo căng bao khớp và gân cơ dưới vai.
- Trong giai đoạn này người bệnh tuyệt đối không được thực hiện tập chủ động đối với khớp vai bên mổ, không nâng đồ vật hay kéo đẩy đồ vật.
- Vận động trị liệu:
- 3-4 ngày đầu sau phẫu thuật, tập co cơ đẳng trường nhóm cơ chi phối xương bả vai (cơ thoi, cơ thang, cơ lưng rộng). Từ ngày thứ 5 trở đi tiếp tục co cơ tĩnh, sau đó thực hiện tập vận động có kháng trở nhưng nhẹ nhàng và không gây cử động khớp vai.
- Từ tuần thứ hai trở đi tập bài tập con lắc Codman: người bệnh đứng cạnh bàn, tay lành vịn vào bàn, tay bên phía thay khớp vai thả lỏng, bắt đầu đung đưa nhẹ nhàng sang bên hoặc phía trước, ra sau, hoặc xoay tròn. Đung đưa nhẹ nhàng với biên độ hẹp, làm chậm tăng từ từ. Mỗi phía thực hiện 5 lần.
- Sau 3-4 tuần thực hiện các bài tập thụ động nhẹ nhàng: gập thụ động khớp vai tăng dần đến 90º, dạng thụ động 90º, xoay ngoài đạt đến 45º, xoay trong thụ động đạt đến 70º.
- Trong khi tập thụ động khớp vai, thì các khớp khác có thể tiến hành tập chủ động theo tầm vận động khớp: tập chủ động bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu.
- Phương thức trị liệu hỗ trợ:
- Nhiệt trị liệu: trong giai đoạn cấp dùng nhiệt lạnh, trong giai đoạn mạn dùng nhiệt nóng: tia hồng ngoại, chườm nóng, parafin….
- Điện trị liệu: điện xung, điện di ion thuốc…
- Thủy trị liệu: bơi lội trong bể bơi, bồn xoáy và các phương thức thủy trị liệu phù hợp khác.
- Hoạt động trị liệu bàn tay, cổ tay, cánh tay và khớp vai.
3. Đề phòng y học:
- Tập luyện quá sức.
- Theo dõi huyết áp.
- Lỏng khớp.
- Bán trật khớp vai
- Tổn thương thần kinh.
Lưu ý: Phải có sự hướng dẫn của bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu- phục hồi chức năng.
Tài liệu tham khảo:
- Hướng dẫn PHCN Bộ y tế
- Phát đồ PHCN thay khớp vai nhân tạo bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP HCM
- Giáo trình PHCN chấn thương chỉnh hình trường ĐH Y Dược Đà Nẵng.
- 19/03/2020 18:50 - Bệnh viêm sinh dục nữ theo y học cổ truyền
- 18/03/2020 18:24 - Thay đổi nước và khí hậu: chúng ta có ý nghĩa gì?
- 16/03/2020 11:27 - Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
- 12/03/2020 18:02 - Tác dụng miễn dịch và kháng khuẩn của vitamine C
- 12/03/2020 17:41 - Ammoniac máu (NH3)
- 08/03/2020 09:15 - Các loại thực phẩm tốt cho tim mạch
- 08/03/2020 09:09 - Ngày thế giới phòng chống bệnh lao
- 04/03/2020 17:49 - Sử dụng và bảo quản các thuốc cần chia liều
- 04/03/2020 17:42 - Sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú
- 27/02/2020 05:29 - Cảm xúc khi cận kề sinh tử