Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Đạo đức trong y học lâm sàng

  • PDF.

Bs Trà Quang Ân - Khoa Cấp cứu

Các thầy thuốc thường đứng trước các lối thoát đạo đức trong thực hành lâm sàng, có thể gây bối rối, làm mất thời gian và gây xáo trộn cảm xúc. Kinh nghiệm, lương tri, và đơn thuần chỉ là một người có lương tâm không thôi cũng không đảm bảo cho các thầy thuốc có thể nhận dạng hoặc giải quyết được những điều nan giải về mặt đạo đức thường gặp trong thực tiễn lâm sàng.

Các phương châm cơ bản về đạo đức

Trong việc chăm sóc người bệnh, các thầy thuốc phải theo hai phương châm đạo lý cơ bản song thường trái ngược nhau: tôn trọng tính tự chủ của người bệnh và hành động nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho người bệnh.

Tôn trọng quyền tự chủ của người bệnh

Những người bệnh nào có khả năng và được giải thích thì đều có quyền không chấp nhận các can thiệp điều trị mà mình không muốn. Họ có thể sử dụng quyền tự định đoạn bằng cách từ chối những phương pháp can thiệp được khuyến nghị và lựa chọn trong số các phương pháp hiện có.

daoduc

Sự ưng thuận có cơ sở:

Các thầy thuốc được yêu cầu phải có được sự đồng ý của người bệnh trong việc chăm sóc và phải cung cấp cho họ các thông tin thích hợp, dễ hiểu về thực chất cách chăm sóc được đưa ra, các cách thay thế và cái lợi, cái hại và các hậu quả của các cách đó. Đồng thời, các thầy thuốc phải tránh gây “nhức óc” cho người bệnh bằng các thuật ngữ y học, những cách giải thích rối rắm hoặc đưa ra quá nhiều thông tin cùng một lúc. Sự ưng thuận có cơ sở không chỉ có nghĩa là lấy được chữ ký cam đoan của người bệnh, mà các thầy thuốc còn cần bàn bạc với người bệnh về những sự lựa chọn, nói rõ về bệnh tình của họ, trả lời các câu hỏi của họ, giúp họ cân nhắc…Bệnh nhân và các thầy thuốc cần chia sẻ việc đưa ra quyết định. Các thầy thuốc là những chuyên gia biết rõ lợi hại của mỗi giải pháp chọn lựa, nên cần được cân nhắc tùy theo giá trị và các mục tiêu của bệnh nhân.

Không tiết lộ thông tin:

Các thầy thuốc có thể xem xét việc không tiết lộ một bệnh nặng, nói chệch đi hoặc bàn cãi về tiên lượng hoặc các nguy cơ vì lý do họ sợ người bệnh sẽ phát sinh lo hãi hay trầm cảm hoặc từ chối việc chăm sóc cần thiết. Không được ép người bệnh tiếp cận các thông tin trái ý muốn của họ. Tuy vậy các điều tra cho thấy phần lớn người bệnh muốn biết bệnh và tiên lượng bệnh của mình ra sao ở giai đoạn chót của bệnh.

Nếu không có thông tin như vậy, người bệnh không thể đưa ra các quyết định có cơ sở được. Nói chung, thầy thuốc phải đưa ra thông tin cho đúng, còn sự đồng cảm và hy vọng thì giúp người bệnh yên lòng trước những tin dữ.

Chăm sóc khẩn cấp:

Khi người bệnh không thể nói lên được sự ưng thuận và nếu sự trì hoãn việc điều trị sẽ đặt người bệnh vào một tình thế hiểm nguy thì không cần có sự ưng thuận có hiểu biết nữa. Đại để là ai cũng muốn cần có sự chăm sóc khẩn cấp trừ phi có thể làm cách khác.

Hành động vì các lợi ích cao nhất của người bệnh

Phương châm của lòng từ tâm đòi hỏi các thầy thuốc phải hành động vì lợi ích của người bệnh chứ không phải chỉ tránh không gây thiệt hại cho họ. Những người không có chuyên môn thì không có kiến thức về y học có thể dễ bị tổn thương vì tình trạng đau ốm của họ. Do vậy, người bệnh phải trông cậy thầy thuốc để có được lời khuyên có cơ sở và giúp cho họ được an lành. Các thầy thuốc khuyến khích lòng tin như vậy. Vì các lẽ đó, các thầy thuốc có một bổn phận hành động vì lợi ích cao nhất của các thân chủ của mình. Phương châm “không gây hại” cấm các thầy thuốc không được thực hiện các liệu pháp vô hiệu hoặc không được hành động một cách ích kỷ hoặc một cách ác ý. Châm ngôn này, tuy thường được trích dẫn, song chỉ là một phương châm có giới hạn, là vì có nhiều phương pháp can thiệp có lợi đấy nhưng cũng mang nhiều nguy cơ nghiêm trọng.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 14 Tháng 9 2016 14:32

You are here Tin tức Y học thường thức Đạo đức trong y học lâm sàng