Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Bệnh nhân máu nhiễm mỡ cần ăn gì ?

  • PDF.

Võ Thị Liễu - Khoa Khám bệnh

Máu nhiễm mỡ là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid. Đó là tình trạng tăng nồng độ các chất mỡ trong máu bao gồm: Cholesterol, Triglycerid. Bệnh này có nguy hiểm không ? Và cách ăn uống luyện tập như thế nào ?

nhiemmo1 

Nguyên nhân của hiện tượng máu nhiễm mỡ

Có 3 yếu tố chính dẫn đến hiện tượng máu nhiễm mỡ, đó là: độ tuổi và giới tính, bệnh béo phì và stress. Chi tiết như sau:

  1. Độ tuổi và giới tính: Estrogen – loại hoóc môn có nhiều ở nữ giới có thể gây ra ảnh hưởng đến chuyển hóa chất béo và mạch máu, đặc biệt là phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh do estrogen giảm dẫn đến nồng độ mỡ máu cao và ngày càng tăng, khả năng mắc các bệnh về tim mạch và xơ vữa động mạch cũng tăng cao hơn rất nhiều.
  2. Bệnh béo phì:  Béo phì xảy ra khi cơ thể dư thừa năng lượng, năng lượng đó tích tụ lại dưới dạng mô mỡ và một phần không nhỏ mô mỡ sẽ hình thành trong máu, dẫn đến hiện tượng cholesterol cao và máu nhiễm mỡ. Vì vậy hãy có chế độ ăn uống – rèn luyện thể thao hợp lý để đào thải năng lượng dư thừa, giữ cho mình 1 vóc dáng cân đối.
  3. Căng thẳng quá độ – Stress: Khi căng thẳng, cơ thể con người sẽ tiết ra nhiều loại hoóc-môn độc hại cho cơ thể, các loại chất đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và hấp thụ. Đồng thời khi đó mọi người dể tìm đến các chất kích thích như bia rượu để giải tỏa căng thẳng, ít vận động, từ đó dể dẫn đến việc lượng mỡ máu tăng, lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra máu nhiễm mỡ.

Đây là những đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ.

  • Máu nhiễm mỡ còn do biến chứng của bệnh như : Đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng urê máu, suy tuyến giáp, bệnh gan, uống thuốc tránh thai. Một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế Beta giao cảm, nhóm lợi tiểu Thiazid.
  • Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không ? Có thể gây chết người nếu không được điều trị kip thời.

Máu nhiễm mỡ sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành các mãng xơ vữa ở thành mạch máu gây hẹp lòng mạch ,tăng huyết áp ,thiếu máu cơ tim, thiếu máu não, nặng hơn nữa là các mãng xơ vữa làm lấp mạch máu não (đột quỵ) hoặc nhồi máu cơ tim đưa đến tàn phế hay tử vong. Tăng Triglycerid sẽ làm gan nhiễm mỡ, đề kháng Insulin dẫn đến bệnh đái tháo đường. Ngoài ra nếu Triglicerid quá cao sẽ dẫn đến viêm tụy cấp.

nhiemmo2 

● Người gầy cũng có thể mắc bệnh máu nhiễm mỡ.

       - Người gầy không có chế độ ăn uống lành mạnh sử dụng nhiều rượu bia, hút thuốc, ăn nhiều nội tạng động vật sẽ có khả năng mắc bệnh máu nhiễm mỡ cao. Vì vậy, người gầy không nên chủ quan cần phải kiểm tra định kỳ 3- 6 tháng / lần để phát hiện bệnh sớm hoặc theo chỉ dẫn của Bác sĩ.

● Những người bị máu nhiễm mỡ cao cần biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc.

  • Nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng Cholesterol thấp như rau xanh, củ quả, các sản phẩm làm từ đậu, thịt nạc, cá…Đặc biệt là ăn rau có nhiều chất xơ như vậy mới làm giảm được sự hấp thu Cholesterol của đường ruột.
  • Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hóa và sẽ làm lượng Cholesterol đọng trên thành động mạch sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch.
  • Nên ăn nhạt sẽ có lợi cho tim mạch
  • Nên ăn thực phẩm có tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, trà, dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hướng dương nó có tác dụng làm hạ mức Cholesterol.
  • Hạn chế ăn thịt đỏ <225 g/tuần.
  • Nên ăn cá (2 -3 lần/ tuần) có nhiều Omega 3 để bảo vệ động mạch: cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích…
  • Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn đặc biệt là dưới dạng hòa tan: gạo lức, các loại họ đậu, lúa mạch, rau, trái cây (táo, lê, mận, ổi, cam, bưởi) các loại thức ăn này giảm lượng chất béo và Cholesterol hấp thu vào cơ thể, giúp trục xuất các muối mật ra ngoài.

nhiemmo3 

  • Nạp đủ acid folic: nếu hàm lượng acid folic trong máu quá thấp thì hàm lượng hocmocystein tăng dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên nạp mỗi ngày 400 microgam acid folic qua các thực phẩm như: rau chân vịt, nước ép trái cam, bách bì, lạc, đậu trắng và mầm lúa mì.
  • Và một điều không thể quên là duy trì chế độ luyện tập phù hợp với cơ thể đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày như: cầu lông, bóng bàn, êrôbic, đi bộ nhanh…Thời gian luyện tập có thể tăng dần, và phương pháp chữa bệnh có giá trị độc lập hoặc bổ sung cho điều trị dùng thuốc.

nhiemmo4

Đây cũng là mối quan tâm của nhiều người bệnh, để giúp người bệnh không chỉ hiểu biết thêm về căn bệnh phổ biến này mà còn giúp cho họ hiểu thêm về mức độ nguy hiểm cũng như chế độ ăn uống, luyện tập nhằm hạn chế tối đa tai biến của bệnh.

Nguồn bài viết:  Cẩm nang bệnh cao mỡ máu, máu nhiễm mỡ 2015.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 08 Tháng 5 2016 07:52

You are here Tin tức Y học thường thức Bệnh nhân máu nhiễm mỡ cần ăn gì ?