Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Ngân hàng sữa mẹ và vai trò thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - Khoa Phụ Sản

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trẻ sơ sinh cần được cho bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời để có một khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống khoẻ mạnh. Trẻ bú mẹ lâu hơn có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong thấp hơn, chỉ số thông minh cao hơn trẻ chỉ bú mẹ trong thời gian ngắn hoặc không được bú mẹ. Trẻ sơ sinh không được tiếp cận nguồn sữa mẹ sẽ mất đi cơ hội nhận được lợi ích từ sữa mẹ và điều này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sinh non và nhẹ cân vì nhóm trẻ này có nguy cơ lớn bị viêm ruột hoại tử nếu không được bú mẹ. Ngân hàng sữa mẹ (NHSM) cung cấp sữa mẹ hiến tặng đã được thanh trùng cho những trẻ sơ sinh có nguy cơ cao không được tiếp cận với mẹ ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm trẻ này nhận được những lợi ích quan trọng từ sữa mẹ. Sữa mẹ được hiến tặng sẽ được kiểm tra sàng lọc bệnh tật và các vấn đề sức khoẻ khác. WHO khuyến cáo nên sử dụng sữa mẹ hiến tặng cho trẻ nhẹ cân và non tháng khi không có sữa mẹ ruột.

suame1

Một số bằng chứng khoa học về nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM)

  • Trẻ không bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tăng nguy cơ tử vong 14 lần, bú sữa mẹ một phần tăng 3-4 lần. Trẻ 12-23 tháng tuổi không bú sữa mẹ tăng nguy cơ tử vong 2 lần (Sankar, Sinha et al. 2015).
  • Bú sữa mẹ giảm tỉ lệ đái tháo đường tip 2, giảm tỉ lệ thừa cân béo phì 13% (Horta, Loret De Mola et al. 2015)
  • Trẻ bú sữa mẹ có chỉ số thông minh cao hơn trẻ không bú sữa mẹ (Horta, Loret De Mola et al. 2015).
  • Ước tính bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể phòng ngừa được 823.000 tử vong trẻ dưới 5 tuổi và 20.000 ca tử vong do ung thư vú (Victora, Bahl et al. 2016).
  • Giảm tỉ lệ loạn sản phế quản phổi, bệnh võng mạc mắt ở trẻ sinh non, nguy cơ dị ứng thức ăn, hen (Spiegler, Preuss et al. 2016- Lewis, Richard et al. 2017-Dicky, Ehlinger et al. 2017)

Ngân hàng sữa mẹ

NHSM đầu tiên trên thế giới thành lập năm 1909 tại Viên, Áo. Hiện nay, trên thế giới có trên 600 NHSM trên 37 nước. Tại châu Á, NHSM đầu tiên thành lập năm 1989 tại đơn vị sơ sinh Medical College & Hospital ở Mumbai, Ấn Độ. Tại Việt nam, NHSM đầu tiên được thành lập tại Đà Nẵng vào năm 2017, và 10/4/ 2019 Bệnh viện Từ Dĩ đã khai trương NHSM thứ 2 tại Việt nam với quy mô lớn hơn nhằm phục vụ cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non tại thành phố Hồ Chí Minh.

NHSM là một dịch vụ được thiết lập để tuyển chọn và sàng lọc những bà mẹ hiến tặng sữa, thu thập sữa hiến tặng, xử lý, sàng lọc, bảo quản và phân phối sữa đó nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của trẻ sơ sinh để có được sức khỏe tối ưu. Sữa mẹ hiến tặng là sữa được bà mẹ tặng miễn phí cho NHSM để cho trẻ không có quan hệ huyết thống sử dụng. NCBSM là nền tảng đảm bảo hiệu quả hoạt động NHSM, và hoạt động của NHSM có vai trò thúc đẩy NCBSM.

Phương pháp thanh trùng sữa mẹ được hiến tặng:

suame2

Hình 1: Quy trình xử lý sữa tại Ngân hàng sữa mẹ

Sữa được hiến tặng từ các bà mẹ tình nguyện, khỏe mạnh, xét nghiệm HIV, Viêm gan B, C, giang mai âm tính. Sữa mẹ thanh trùng (SMTT) ở nhiệt độ 62,5 độ C trong 30 phút, sau đó được làm lạnh nhanh xuống 4 độ C đảm bảo an toàn về mặt vi sinh và bảo tồn các thành phần sinh học của sữa, như các protein, kháng thể, và vitamin. NHSM hoạt động theo mô hình thu thập sữa tự nguyện hiến tặng từ các bà mẹ đang nuôi con nhỏ bằng sữa của mình. Nguồn sữa hiến tặng này được chọn lọc từ những bà mẹ không mắc bệnh viêm gan siêu vi, HIV..., không có các hành vi nguy cơ ảnh hưởng đến sữa mẹ và được kiểm tra, xét nghiệm máu theo quy trình rất nghiêm ngặt. Sau đó, sữa được thanh trùng, bảo quản trong điều kiện vô khuẩn và cung cấp cho trẻ sơ sinh không được tiếp cận sữa mẹ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò của SMTT trong NCBSM:

  • Sử dụng SMTT giảm 3 lần NEC so với sữa công thức (de Halleux, Pieltain et al. 2017).
  • SMTT giảm 19% nguy cơ nhiễm trùng SS muộn ở nhóm trẻ dễ bị tổn thương, nhẹ cân trong 28 ngày đầu đời so với sữa công thức (Quigley and McGuire 2014)
  • Giảm thời gian nằm viện 15 ngày và giảm thời gian nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn tới 10 ngày so với sữa công thức (Arslanoglu, Corpeleijn et al. 2013).
  • Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn lúc ra viện tăng 10% tại NICU khi có NHSM (Kantorowska, Wei et al. 2016).
  • Trẻ sinh non nuôi dưỡng bằng SMTT có khả năng dung nạp tốt hơn, ít nôn, ít ứ sữa, và giảm tiêu chảy so với trẻ nuôi bằng sữa công thức (Arslanoglu, Corpeleijn et al. 2013)

Sự ra đời của NHSM bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng và bệnh viện Từ Dũ đã cung cấp sữa mẹ cho trẻ sơ sinh không được tiếp cận nguồn sữa mẹ với những lý do bất khả kháng như: mẹ qua đời, mắc các bệnh lý, không thể cho con bú…Do đó NHSM đã giúp cho các trẻ này tiếp cận được nguồn dinh dưỡng quý giá nhất các trẻ sinh non mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Mặc dù vậy theo nhiều chuyên gia vấn đề lo ngại nhất hiện nay vẫn chính là nguồn sữa hiến tặng cho NHSM phải được kiểm soát chặt khâu đầu vào. Vì việc xét nghiệm đối với các bệnh như HIV, viêm gan B, giang mai…của người hiến tặng sữa sau thời gian 3 tháng, 6 tháng…kết quả sẽ khác nhau.

Thực tế tại NHSM bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng, sau hai năm hoạt động đã cung cấp được 4.000 lít sữa mẹ cho hơn 7.200 trẻ, trong đó có 2.600 trẻ sinh non, nhệ cân, bệnh lý. Đồng thời làm giảm hẳn tỷ lệ sử dụng sữa công thức và sữa các bà mẹ khác chưa qua thanh trùng trong 14 ngày đầu đời của các trẻ sinh non, nhẹ cân, bệnh lý đã giảm hẳn, làm tăng tỷ lệ NCBSM hoàn toàn tại thời điểm xuất viện ở khoa hậu sản tăng gấp đôi sau gần 1 năm triển khai NHSM từ 35% lên hơn 78%.

Các chuyên gia của WHO cũng đã nhấn mạnh đến nền tảng của NHSM. Nền tảng NHSM được viết tắt từ chữ BANK.

+B (BASE): các nguồn lực và nhân lực rất quan trọng. Cần có nguồn nhân lực cơ bản được đào tạo để đảm bảo tất cả các khâu vận hành NHSM.

+A (Aware) : nhận thức về nguồn sữa mẹ, NCBSM. Cần có những biện pháp thúc đẩy NCBSM, cần có những NCKH để có những chứng cứ thuyết phục NCBSM.

+ N (Network): tạo mạng lưới, tạo các điểm thu nhận sữa nhiều nơi, tìm nguồn tài chính cho các bà mẹ không có điều kiện cho con họ uống NHSM. Cần vận động các đối tượng NCBSM như các bà mẹ nuôi con tại đơn vị KMC, các bà mẹ cộng đồng, các bà mẹ là NVYT. Cần suy nghĩ về quyền lợi của người hiến tặng sữa để tiếp tục duy trì nguồn sữa mẹ.

+ K (Key Protocol): cần xây dựng quy trình cho từng đơn vị, tính an toàn về sữa mẹ thực sự quan trọng trong việc vận hành và cung cấp sữa mẹ từ NHSM.

Hiện nay, việc triển khai NHSM vẫn gặp một số khó khăn như chi phí chưa được chi trả bởi BHXH. Một số trang thiết bị chuyên biệt không có sẵn ở Việt Nam, thiếu hụt nguồn nhân lực, kiến thức và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của bố mẹ và các thành viên trọng gia đình còn hạn chế đặc biệt là tình trạng chia sẻ sữa tự phát vẫn còn phổ biến. Đặc biệt hiện vẫn chưa có dướng dẫn hay một khung pháp lý nào được đưa ra chính thức cho NHSM tại Việt Nam để các bệnh viện áp dụng. Do đó, Bộ Y tế đang từng bước phối hợp với các tổ chức Y tế thế giới, tổ chức A &T trong việc hoàn thiện Hướng dẫn quốc gia về các Quy trình thành lập NHSM và cung cấp dịch vụ NHSM.

(Cập nhật từ Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thiết lập, vận hành ngân hàng sữa mẹ và góp ý xây dựng Hướng dẫn Quốc gia về ngân hàng sữa mẹ tại Việt nam, 10/4/2019).


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 17 Tháng 4 2019 18:52

You are here Tin tức Tin tức y học Ngân hàng sữa mẹ và vai trò thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ