Bs Nguyễn Lương Thảo - Khoa Nội TM
Đột quỵ là 1 nguyên nhân quan trọng gây tử vong và tàn tật trên thế giới. Có 2 phương pháp điều trị đột quỵ. Phương pháp bảo vệ thần kinh tập trung làm giảm kích thước tổn thương và phương pháp phục hồi thần kinh, được phát triển để thúc đẩy sự phục hồi thần kinh thông qua việc điều trị toàn bộ hệ thần kinh trung ương.
Trong nhiều thập kỉ, mục tiêu hàng đầu của liệu pháp điều trị đột quỵ và chấn thương thần kinh là các biện pháp điều trị phần nhu mô tổn thương, với các can thiệp được thiết kế để giảm thể tích ổ nhồi máu. Rất nhiều cố gắng đã được thực hiện để phát triển các thuốc bảo vệ thần kinh, bao gồm các chất bẫy gốc tự do, chất đối kháng glutamate và nhiều thuốc khác. Các thuốc bảo vệ thần kinh phát triển trong phòng thí nghiệm được ứng dụng vào lâm sàng nhưng tất cả đã thất bại. Lý do của sự thất bại có nhiều mặt và phần nào có thể do các quy trình điều trị không thích hợp và thường không thực tế; liều dùng và thời điểm dùng thuốc được ứng dụng 1 cách “hồn nhiên” từ các thử nghiệm lâm sàng vào trong lâm sàng. Một loại thuốc duy nhất đã được phát triển và hiện nay đang được dùng trong lâm sàng để điều trị đột quỵ là chất hoạt hóa plasminogen tổ chức tổng hợp (rtPA), được dùng để tiêu sợi huyết. Tuy nhiên, rtPA không phải là chất bảo vệ thần kinh mà chỉ là chất cải thiện sự tưới máu cho nhu mô não thông qua phân hủy cục huyết khối. Tuy vậy, cửa sổ điều trị dành cho rtPA chỉ là 3 giờ, cho đến gần đây là 4,5 giờ. Hiện nay, ở Mỹ, ít hơn 5% bệnh nhân được dùng rtPA, với lý do hàng đầu là cửa sổ điều trị ngắn. Hơn nữa, rtPA có tác dụng phụ rất nặng là làm tăng tỷ lệ chuyển dạng chảy máu, rtPA không sử dụng được cho chảy máu não. Do vậy, nhu cầu bức thiết đối với sự phát triển các loại thuốc điều trị có thể dùng sau những giờ đầu bị đột quỵ và có thể dùng đều trị cho tất cả các bệnh nhân đột quỵ. Để làm được điều này cần 1 phương pháp chuyển từ các thuốc bảo vệ thần kinh tác dụng đối với đột quỵ, tức là điều trị tổn thương nhồi máu, sang phương pháp sử dụng các thuốc phục hồi thần kinh. Phương pháp này tác động vào nhu mô não lành hoặc tổn thương để thúc đẩy tính mềm dẻo của não và do vậy làm tái cấu trúc não nhằm bù đắp cho các nhu mô đã bị tổn thương, nhờ đó sẽ cải thiện sự tiến triển của chức năng.
Phần lớn các bệnh nhân đột quỵ, đặc biệt là các bệnh nhân trẻ, có cải thiện chức năng thần kinh theo thời gian. Sự cải thiện này có thể gắn với các quá trình bù trừ. Các quá trình này nhờ tính mềm dẻo của não. Sau đột quỵ hoặc chấn thương não, nhu mô não là tổ chức hàng đầu được ưu tiên phục hồi. Nhu mô não bị ảnh hưởng hoặc chấn thương, theo nhiều cách khác nhau, sẽ quay trở lại trạng thái phát triển hoặc gần như vậy, giải mã gen và protein để phát triển và tái cấu trúc não. Trong trạng thái gần như tiếp tục phát triển này, quá trình tân sinh mạch, sinh thần kinh và synap thể hiện rất rõ. Các quá trình hồi phục này phụ thuộc lẫn nhau làm tái cấu trúc nào và dẫn tới cải thiện hoạt động chức năng thần kinh. Tuy vậy các quá trình phục hồi này thường không thích hợp để phục hồi toàn bộ chức năng thần kinh và nhiều bệnh nhân đột quỵ bị bỏ quên với những di chứng nặng nề. Do vậy câu hỏi quan trọng ở đây là liệu chúng ta có thể khuếch đại các quá trình hồi phục này được không để hoạt động chức năng thần kinh có thể được tăng cường sau đột quỵ.
Các liệu pháp dược lý và tế bào có thể kích thích các quá trình phục hồi chính và do vậy dẫn tới sự cải thiện chức năng thần kinh.
Các liệu pháp tế bào đối với đột quỵ
Tế bào là liệu pháp dược lý sống, cung cấp nhiều yếu tố cho quá trình phục hồi được điều chỉnh về mặt sinh học theo nhu cầu của phần nhu mô. Mặc dù các tế bào mầm có khả năng biệt hóa thành tất cả các loại tế bào nhưng việc sử dụng chúng, để điều trị dột quỵ cho tới nay, không liên quan đến sự biệt hóa này. Sử dụng tế bào ngoại sinh có thể kích thích các quá trình nội sinh và không thay thế các phần nhu mô não chấn thương. Các tế bào đã được sử dụng sẽ giải phóng nhiều yếu tố dinh dưỡng thần kinh và quan trọng hơn, sẽ kích thích các tế bào của nhu mô não, hàng đầu là các tế bào hình sao, để tạo ra các protein là khuếch đại tính mềm dẻo của não. Nhiều tác giả đã chứng minh các tế bào ngoại sinh đã được sử dụng qua đường mạch máu khuếch đại rất nhiều quá trình sản sinh các tế bào thần kinh non trong khu vực cạnh não thất. Các tế bào thần kinh non này sẽ di cư tới vị trí tổn thương và tương tác với hệ mạch của não, nhất là các mạch máu tân sinh. Đồng thời quá trình tân sinh mạch được điều hòa ở khu vực bao quanh vùng nhồi máu hoặc khu vực gần đó. Các mạch máu tân tạo này lại tạo ra 1 loạt các yếu tố, bao gồm yếu tố dinh dưỡng thần kinh não (BDNF) và yếu tố phát triển của nội mạc mạch máu (VEGF). Các yếu tố này thúc đẩy quá trình sinh thần kinh. Do vậy, quá trình tân sinh mạch máu và sinh thần kinh gắn với nhau trong các hệ thống phục hồi. Các mạch máu tân sinh sẽ thúc đẩy quá trình biệt hóa của các tế bào thần kinh non và các tế bào thần kinh non lại thúc đẩy hơn nữa quá trình tân sinh mạch và điều hòa sự giải mã các chất, như angiopoietin 1, dẫn tới sự trưởng thành của hệ mạch mới hình thành. Đồng thời và có thể cũng được điều khiển bởi các quá trình này, là sự khuếch đại mạnh quá trình phát triển các tua thần kinh và gia tăng mật độ sợi trục. Hiện tượng kết nối lại có ở bán cầu cùng bên tổn thương, cũng như bên bán cầu đối diện và có mối tương qua vững chắc và có ý nghĩa giữa quá trình mọc thần kinh và hồi phục chức năng, nhất là trong bán cầu bên đối diện. Còn đáng quan tâm hơn, chúng ta cần lưu ý, không chỉ sự mềm dẻo của cả 2 bán cầu đáp ứng với liệu pháp tế bào mà ở tủy sống cũng có sự phát triển của các tua thần kinh và sự lan rộng của sợi trục từ khu vực lành sang khu vực tủy bị tổn thương và tăng cường tính mềm dẻo của đường dẫn truyền thần kinh ở tủy sống. Điều này tương quan mạnh mẽ với sự cải thiện chức năng thần kinh sau đột quỵ. Do vậy các liệu pháp tế bào khuếch đại các quá trình phục hồi nội sinh tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi thần kinh. Đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng nhiều loại tế bào khác nhau điều trị đột quỵ trong thử nghiệm, từ loại tế bào trung mô của người trưởng thành, tới tế bào máu cuống rốn, nhu mô cuống rốn và một loạt các tế bảo tiền thân và tế bào mầm, bao gồm cả tế bào mầm của phôi thai.
Cấy ghép các tế bào mầm/ tế bào tiền thân là 1 nhân tố quan trọng trong lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng của y học tái sinh. Dựa trên khả năng chữa trị và/ hoặc sửa chữa các nhu mô bị tổn thương và phần nào phục hồi chức năng của cơ quan, nhiều loại tế bào mầm/ tiền thân đã được đưa vào các thử nghiệm lâm sàng. Độ an toàn của 1 số loại tế bào đã được chứng minh ở bệnh nhân đột quỵ. Một số viện nghiên cứu đã thực hiện thử nghiệm lâm sàng phase I với ghép tủy xương qua đường tĩnh mạch tự thân đối với bệnh nhân đột quỵ và đã báo cáo các kết quả ban đầu.
- 16/08/2019 20:53 - Máu tụ dưới màng cứng mạn tính
- 15/08/2019 11:27 - Lõm sọ ở trẻ em
- 14/08/2019 09:34 - Ung thư tụy (phần 1)
- 12/08/2019 11:24 - Điều trị ung thư trong khi mang thai
- 11/08/2019 09:04 - Tim mạch can thiệp cùng đồng hành cấp cứu nhồi máu…
- 07/08/2019 17:52 - Ung thư tuyến giáp (phần 2)
- 05/08/2019 18:09 - Giá trị lâm sàng của các chất chỉ điểm u trong ung…
- 30/07/2019 18:54 - Lựa chọn bệnh nhân điều trị alteplase tĩnh mạch tr…
- 29/07/2019 17:59 - Đặc điểm giải phẫu và vai trò cơ sinh học của sụn …
- 23/07/2019 14:03 - Cập nhật khuyến cáo của ACG (American College of G…