Bs CK2 Lê Tự Định -
GIỚI THIỆU
Tăng kali máu thường được định nghĩa là nồng độ kali (K+) huyết tương > 5,0 hoặc 5,5 mEq/l, với giới hạn trên của mức bình thường khác nhau giữa các hướng dẫn và các tác giả khác nhau. Dù nó không thường xuyên xảy ra ở những người có chức năng thận bình thường, nhưng tỷ lệ xuất hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính (CKD) dao động từ 5 đến 50%. Nguyên nhân chính gây tăng kali máu là mất chức năng thận. Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng, rối loạn điện giải này thường là kết quả của sự kết hợp của các yếu tố làm hạn chế bài tiết K+ ở thận xảy ra cùng với rối loạn chức năng thận. Tình trạng này thể hiện rõ ở những bệnh nhân đái tháo đường, khi hoạt động của corticoid chuyển hoá muối giảm thường là biểu hiện sớm do tình trạng giảm aldosteron trong máu giảm renin. Tương tự, trong giai đoạn tiến triển của suy tim, cùng với việc giảm cung cấp Na+ ở ống lượn xa, việc sử dụng đồng thời các thuốc gây cản trở hệ thống renin-angiotensin-aldosterone (RAAS) góp phần gây tăng kali máu. Trong những trường hợp này, tăng kali máu là phổ biến và có thể phát triển ngay cả khi mức lọc cầu thận giảm nhẹ hoặc trung bình.
- 12/05/2024 10:36 - Gây mê trong phẫu thuật nội soi qua ngã niệu đạo (…
- 12/05/2024 10:29 - U thần kinh nội tiết tá tràng
- 03/05/2024 16:05 - Kỹ thuật đặt và theo dõi áp lực trong sọ - Xử trí …
- 01/05/2024 19:51 - Xẹp thân đốt sống do loãng xương
- 25/04/2024 16:33 - Chẩn đoán và xử trí tai biến liên quan đến thuốc đ…
- 21/04/2024 10:02 - Tái hẹp trong stent động mạch vành
- 18/04/2024 07:12 - Khởi phát chuyển dạ bằng oxytocin
- 17/04/2024 14:45 - Hẹp niệu đạo sau cắt đốt nội soi điều trị tăng sin…
- 09/04/2024 18:18 - Chấn thương tủy sống không có bất thường hình ảnh …
- 09/04/2024 17:51 - Viêm dạ dày cấp