Khoa Ngoại TKCS -
(POSTTRAUMATIC SEIZURES – PTS)
Động kinh sau chấn thương được chia làm 2 loại: động kinh sớm (khởi phát trong vòng 7 ngày sau chấn thương), động kinh muộn ( khởi phát sau 7 ngày sau chấn thương). Ngoài ra còn có một loại động kinh thứ khác gọi là động kinh ngay sau chấn thương (immediate – sau vài phút đến 1 giờ).
I. Động kinh sớm sau chấn thương:
Tỉ lệ chiếm khoảng 30% số các trường hợp chấn thương sọ não nặng (“nặng” được định nghĩa là khi thời gian mất ý thức (LOC) >24h, mất trí nhớ >24h, có dấu hiệu thần kinh khu trú, có chảy máu dập não) và chiếm khoảng 1% số trường hợp chấn thương sọ não nhẹ đến trung bình. Gặp ở 2,6% số trẻ em dưới 15 tuổi chấn thương sọ não gây ra mất tri giác ngắn hoặc mất trí nhớ.
PTS sớm có thể gây ra các trạng thái không mong muốn như: tăng áp lực nội sọ, rối loạn huyết áp, thay đổi bão hoà oxy, tăng cường giải phóng các hoạt chất trung gian thần kinh.
Động kinh
II. Động kinh muộn sau chấn thương sọ não:
Chiếm tỉ lệ khoảng 10-13% trong 2 năm sau chấn thương sọ não “đáng kể” (các trường hợp LOC > 2 phút, GCS <8 khi nhập viện, máu tụ ngoài màng cứng…) ở tất cả các nhóm tuổi. Nguy cơ gấp 3,6 lần so với cộng đồng nói chung. Tỉ lệ ở chấn thương sọ não nặng > trung bình > nhẹ.
Tỉ lệ PTS sớm cao hơn ở trẻ em so với người lớn, song động kinh muộn ít gặp hơn ở trẻ em (ở những trẻ có PTS, 94,5% tiến triển trong 24h sau chấn thương19). Hầu hết các bệnh nhân không có cơn động kinh trong 3 năm sau khi có vết thương sọ não sẽ không có cơn động kinh20. Nguy cơ PTS muộn ở trẻ em không liên quan với sự tồn tại của PTS sớm (ở người lớn: chỉ thực sự với các chấn thương sọ não nhẹ). Nguy cơ tiến triển cơn động kinh muộn có thể cao hơn sau khi lặp lại chấn thương sọ não.
III. Vết thương sọ não hở :
Tỉ lệ PTS cao hơn ở vết thương sọ não hở so với chấn thương sọ não kín ( gặp ở khoảng 50% số trường hợp vết thương sọ não khi theo dõi 15 năm).
IV. Các nhóm nguy cơ cao của PTS
1. Máu tụ dưới màng cứng cấp tính, ngoài màng cứng, trong não
2. Vết thương vỡ lún xương sọ có tổn thương nhu mô
3. Động kinh trong 24h sau chấn thương
4. Glasgow Coma Scale <10
5. Vết thương sọ não
6. Tiền sử nghiện rượu nặng
7. ± Dập não chảy máu vỏ não trên CT
V. Điều trị
- Không có nghiên cứu về phương pháp điều trị có hiệu quả lên sinh bệnh học động kinh
- Ở những bệnh nhân có nguy cơ cao , AEDs (Thuốc chống động kinh) giảm tỉ lệ PTS sớm
- Tuy nhiên, không có nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm PTS sớm tạo ra sự cải thiện kết quả ở bệnh nhân
- Khi đã xuất hiện cơn động kinh, việc tiếp tục điều trị với AEDs sẽ làm giảm tần xuất cơn động kinh tái phát.
Lựa chọn: bắt đầu AEDs (thường là phenytoin hoặc carbamazepine) trong 24h đầu sau chấn thương đối với tất cả các bệnh nhân có các tiêu chuẩn nguy cơ cao. Khi sử dụng PHT (Phenytoin), liều ban đầu là 20mg/kg và duy trì liều điều trị cao . Có thể sử dụng phenobarbital nếu bệnh nhân không dung nạp với phenytoin.
Khi nào dừng AEDs
1. Hạ dần liều AEDs sau 1 tuần điều trị ngoại trừ các trường hợp sau:
a. Vết thương sọ não
b. Xuất hiện PTS muộn (động kinh xuất hiện > 7 ngày sau chấn thương sọ não)
c. Có tiền sử động kinh trước đây
d. Bệnh nhân đã được mở sọ giải áp (craniotomy).
2. Đối với những bệnh nhân không nằm trong các trường hợp cần phải dừng AEDs sau 1 tuần (xem phần trên):
a. Duy trì 6-12 tháng liều điều trị AEDs
b. Khuyến cáo tiến hành EEG để loại trừ sự tồn tại của các ổ động kinh trước khi dừng AEDs (giá trị tiên lượng) với các trường hợp sau:
- Động kinh tái phát
- Tồn tại các tiêu chuẩn của nhóm nguy cơ cao.
VI. Tóm tắt các điểm chính:
1. Có hai nhóm động kinh: sớm ( <= 7 ngày) và muộn ( > 7 ngày) sau chấn thương sọ não.
2. Các thuốc chống động kinh (AEDs) có thể được sử dụng để ngăn ngừa động kinh sớm sau chấn thương sọ não ở những bệnh nhân có nguy cơ động kinh cao.
3. Thuốc chống động kinh dự phòng KHÔNG giảm được tỉ lệ động kinh muộn sau chấn thương sọ não.
Nguồn : Handbook of NeuroSurgery 2019 Mark S. GreenBerg
- 12/03/2020 17:29 - Bàng quang tăng hoạt
- 08/03/2020 16:02 - Điều trị suy gan trong ICU: Hướng dẫn thực hành lâ…
- 08/03/2020 15:47 - Nhận biết và xử trí ban đầu viêm cơ tim tối cấp
- 08/03/2020 09:30 - Xử trí thoát mạch trong hoá trị
- 05/03/2020 17:52 - Bệnh giang mai
- 01/03/2020 22:05 - Cập nhật chỉ định mở sọ giải ép điều trị nhồi máu …
- 29/02/2020 15:58 - Nghiệm pháp gắng sức - điện tâm đồ
- 29/02/2020 15:52 - Điều trị chống thiếu máu cục bộ cơ tim ở bệnh nhân…
- 24/02/2020 18:26 - Xét nghiệm sàng lọc phát hiện viêm gan do vi rút
- 18/02/2020 17:56 - Suy giáp và thai kỳ