Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Kỹ thuật hút dịch khí quản

  • PDF.

Bs Đặng Ngọc Thành - Khoa Cấp cứu

I. Đại cương:

Chăm sóc bệnh nhân có đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản thường gặp ở khoa cấp cứu, khoa hồi sức tích cực hoặc phòng nặng của các khoa lâm sàng khác. Một biến chứng hay gặp đối với những bệnh nhân này là tắc nghẽn đường thở do đờm, do dịch gây ngưng thở, ngưng tim và tử vong nhanh chóng. Mục đích của hút dịch khí quản là khai thông đường hô hấp bị tắc nghẽn bằng một ống thông nối với máy hút rồi đưa qua ống nội khí quản hoặc ống mở khí quản. Đây là thủ thuật khá đơn giản nhưng nếu làm không đúng sẽ gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp hoặc gây phản xạ ngừng tim.

hut1

II. Chỉ định:

- Bệnh nhân ứ đọng đờm giãi, chất tiết sau khi đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản.

III. Chuẩn bị:

1. Cán bộ chuyên khoa: Bác sỹ, điều dưỡng đã được đào tạo về thủ thuật. Sát khuẩn tay, mang găng vô trùng.

2. Phương tiện:

  • Máy hút, bóng Ambu, oxy.
  • Monitor theo dõi nhịp tim, spO2.
  • Ống hút đờm mềm nhiều cỡ, vô khuẩn.
  • Kềm Kocher.
  • Nước muối sinh lý, bơm tiêm 5ml.
  • Thuốc Atropin ống 0,25mg.

3. Người bệnh: Nằm ngửa.

4. Nơi thực hiện: Tại giường bệnh nhân.

IV. Các bước tiến hành:

1. Đánh giá nhanh bệnh nhân trước khi hút: Sắc mặt, ý thức, nhịp tim, tình trạng thở, huyết áp, spO2.

2. Lắp ống vào máy hút, kiểm tra áp lực hút, cầm đầu ống đưa nhanh qua ống nội khí quản hoặc canuyl khai khí quản cho đến khi có phản xạ ho thì bấm nút hút rồi kéo ống thông từ từ ra ngoài, vừa kéo vừa xoay đầu ống thông. Tuyệt đối không được vừa hút vừa đẩy đi đẩy lại ống.

Hút theo 3 tư thế: Đầu ngửa thẳng, nghiêng phải, nghiêng trái.

3. Mỗi lần hút không quá 30 giây. Hút xong cho bệnh nhân thở oxy 100% trong vài phút.

V. Theo dõi và xử trí tai biến:

1. Theo dõi:

  • Nhịp tim, nhịp thở, mạch.
  • Tình trạng đờm: nếu khô, phải truyền dịch cho bệnh nhân hoặc cho uống đủ nước. Bơm nước muối sinh lý vào phế quản để làm loãng đờm.
  • Theo dõi huyết áp, sắc mặt, ý thức.

2. Xử trí:

  • Ngừng tim do thiếu oxy, tím tái: Bóp bóng với oxy 100%, ép tim ngoài lồng ngực.
  • Ngừng tim, nhịp tim chậm do phản xạ: Phòng ngừa bằng atropin, một số trường hợp phải đặt máy tạo nhịp tạm thời.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 24 Tháng 7 2018 16:03

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Kỹ thuật hút dịch khí quản