Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Hướng dẫn thu thập, bảo quản, đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm nghi nhiễm vi rút ê-bo-la

  • PDF.

CN Lê Văn Liêm - Khoa Vi sinh

I. THU THẬP MẪU BỆNH PHẨM

Bệnh do vi rút Ê-bô-la (sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la) là một bệnh truyền nhiễm nhóm A, có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao (có thể tới 90%). Vì vậy, bệnh phẩm nghi nhiễm vi rút Ê-bô-la phải được thu thập bởi các nhân viên y tế đã được tập huấn về an toàn sinh học.

ebola3

1.1.Loại mẫu:

  • Máu toàn phần
  • Nước tiểu, dịch tiết
  • Mẫu phủ tạng

1.2.Thời điểm thu thập

ebola1 

1.3. Phương pháp thu thập bệnh phẩm

1.3.1. Chuẩn bị dụng cụ

1.3.1.1. dụng cụ lấy máu:

+ Tube lấy máu chân không( không có chất chống đông);

+ Kim lấy máu ( loại dùng cho lấy máu bằng tube hút chân không)

+ Vỏ nhựa để cố định kim và tube lấy máu.

+ Bông cồn, dây ga rô, hộp đựng vật sắc nhọn, túi rác nylon, bình lạnh bảo quản mẫu.

1.3.1.2. Dụng cụ lấy mẫu nước tiểu, dịch tiết:

Bệnh phẩm thu thập được bảo quản trong tube có nhãn trong, không dùng tube chứa bệnh phẩm vật liệu là thủy tinh.

1.3.1.3. Trang phục bảo hộ cá nhân:

Khẩu trang N95, kính bảo vệ mắt, tấm che mặt, mũ, găng tay, bao giày,quần áo.

1.3.2. Thực hiện lấy mẫu

1.3.2.1. Sử dụng quần áo bảo hộ

Bệnh do vi rút Ê-bô-la là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Do đó, ngoài trang bị phòng hộ cá nhân như đối với các tác nhân nguy hiểm như SARS-CoV, MERS-CoV, cúm A /H5N1, việc thu thập mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm Ê-bô-la bắt buộc phải có kính và tấm che mặt.

ebola2 

*Găng tay 2 lớp:

-Lớp 1: luôn giữ lớp găng thứ nhất sạch, tránh không để tiếp xúc với dụng cụ bẩn.

-Lớp 2: dùng cho lấy mẫu và có thể thay thế nếu bị rách. trước khi tháo lớp găng này, cần phải xịt cồn toàn bộ bề mặt găng.

1.3.2.2. Kỹ thuật lấy mẫu

 a.Đối với mẫu máu

  • Ghi tên tuổi bệnh nhân, mã số lên trên tube chân không;
  • Chọn tĩnh mạch thích hợp: thường lấy máu ở nếp gấp khuỷu tay;
  • Lắp kim vào vỏ nhựa cố định
  • Buộc dây ga rô cách chỗ lấy máu khoảng 5 cm về phía trên;
  • Sát khuẩn da thật kỹ và để khô;
  • Đưa kim vào tĩnh mạch;
  • Ấn tube chân không vào vỏ nhựa cố định và rút đủ số máu cần thiết, tránh tạo bọt khí;
  • Tháo dây ga rô, rút kim ra, ấn nhẹ bông nơi lấy máu;
  • Tháo tube hút chân không;
  • Tháo kim ra khỏi vỏ nhựa cố định

Lưu ý: tuyệt đối cẩn thận khi sử dụng kim, vật nhọn.

b.Đối với mẫu nước tiểu, dịch tiết:

  • Nước tiểu: thu thập từ 2-3 ml nước tiểu chuyển vào tube nhựa bảo quản
  • Dịch tiết: thu thập dịch tiết và chuyển vào tube nhựa chứa 3ml môi trường bảo quản vi rút.

c. Đối với mẫu phủ tạng:

Cần phối hợp cùng bác sỹ lâm sàng ( trong trường hợp có chỉ định ).

1.3.2.3. Khử trùng dụng cụ và tẩy trùng khu vực lấy mẫu

  • Toàn bộ trang phục bảo hộ và các dụng cụ bẩn trước khi loại bỏ phải được khử khuẩn bằng clo hoạt tính 0,5% chuyển vào một túi nylon chuyên dụng dùng cho rác thải y tế có khả năng chịu được nhiệt độ cao. Buộc chặt và sấy ướt tại nhiệt độ 1200C/30 phút trước khi loại bỏ cùng với rác thải y tế khác hoặc có thể đốt tại lò rác bệnh viện tuyến huyện.
  • Tẩy trùng bằng clo hoạt tính 0,5% toàn bộ các dụng cụ và khu vực lấy mẫu; phích lạnh dùng cho vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm.
  • Rửa tay xà phòng.

II. BẢO QUẢN, ĐÓNG GÓI VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM

2.1. Bảo quản

Bệnh phẩm sau khi thu thập được chuyển đến phòng xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất :

-Bệnh phẩm được bảo quản tại 2-8 0C, và chuyển tới phòng xét nghiệm trong vòng 24-48 giờ sau khi thu thập.

2.2. Đóng gói

Bệnh phẩm khi vận chuyển phải được đóng gói kỹ trong 3 lớp bảo vệ theo quy định của Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế (IATA) đối với tác nhân gây bệnh nhóm A.

 Lớp 1: Ống (tube) chứa mẫu trực tiếp: có nắp kín

 Lớp 2: Hộp/túi:chứa các ống đựng mẫu: chắc chắn, kín tuyệt đối và có khả năng hấp thụ dung dịch nếu ống mẫu bị đổ/vỡ (giấy thấm…)

 Lớp 3: Thùng: chứa các hộp/túi có ống mẫu bệnh phẩm: chắc chắn, có khả năng cách nhiệt, không rò rỉ

  • Khi vận chuyển mẫu phải đảm bảo thùng chứa bệnh phẩm phải được đặt chắc, tránh va đập.
  • Bên ngoài thùng có thể đính kèm phiếu điều tra/xét nghiệm (không để chung phiếu với bệnh phẩm).

2.3. Vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm

-Đơn vị tiếp nhận bệnh phẩm:

  • Phòng xét nghiệm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiếp nhận bệnh phẩm gửi đến từ các tỉnh Quảng Ngãi trở ra.
  • Phòng xét nghiệm Viện Pasteur Tp.Hồ Chí Minh tiếp nhận bệnh phẩm gửi đến từ các tỉnh từ Bình Định trở vào.

-Thông báo cho phòng xét nghiệm ngày gửi và thời gian dự định bệnh phẩm sẽ tới phòng xét nghiệm

-Bệnh phẩm được vận chuyển tới phòng xét nghiệm bằng đường bộ hoặc đường hàng không càng sớm càng tốt.

-Tuyệt đối tránh để tube bệnh phẩm bị đỗ, vỡ trong quá trình vận chuyển.

Tập huấn tại TTYH dự phòng Quảng Nam 9-2014

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 24 Tháng 9 2014 17:06

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Hướng dẫn thu thập, bảo quản, đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm nghi nhiễm vi rút ê-bo-la