Cổng game nổ hủ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng game nổ hủ

  • Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

Các biện pháp để cải thiện tốt chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trong thời gian hoá trị .

  • PDF.

ĐD Đõ Thị Mỹ - Khoa Ung bướu

Dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư. Người bệnh ung thư có nguy cơ suy kiệt rất cao vì bị ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần và cả quá trình điều trị gây ra.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình hóa trị có thể giúp bệnh nhân phục hồi nhanh và sống khỏe hơn. Tuy nhiên có nhiều triệu chứng bất lợi xuất hiện trong và sau quá trình hóa trị ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của người bệnh. Chẳng hạn như mất cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, đau đớn, cúm, buồn nôn... khiến họ chán ăn, sụt cân. Vì vậy nên thay đổi cách chế biến thực phẩm theo hướng kích thích vị giác, không dùng ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, quá ngọt hoặc nặng mùi.

1. Đối với những người mất cảm giác thèm ăn, nên: 

  • Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, hãy chia nhỏ thành 6 bữa ăn đều đặn trong ngày.
  • Chuẩn bị sẵn thực đơn cho các bữa ăn hàng ngày.
  • Mỗi phần thức ăn đều nên chọn theo chế độ có protein và năng lượng cao.
  • Mang theo bữa ăn nhẹ để tiện dùng mọi lúc mọi nơi.
  • Ăn những món ăn kích thích vị giác, thay đổi cách thức chế biến, sử dụng thức ăn mát thay vì đồ ăn nóng. Khi có việc phải đi xa hãy mang các món ăn bạn yêu thích hoặc gọi thức ăn sẵn. Nên thử các món ăn mới vì khẩu vị của mỗi người có thể thay đổi theo thời gian

dinhduon1

2. Bệnh nhân hay nôn và buồn nôn, nên:

  • Ăn trước khi bước vào đợt hóa trị.
  • Dùng những món khô như bánh giòn, bánh mì nướng đều đặn trong ngày.
  • Tăng cường các món ăn nhẹ, dễ tiêu hóa thay vì các bữa chính với nhiều đồ ăn khó tiêu.
  • Uống nước nhâm nhi từng ngụm đều đặn trong ngày.
  • Ngồi thẳng người hoặc nằm dựa nhưng phần thân trên thẳng trong vòng một tiếng sau khi ăn.

3. Với người bị tiêu chảy, nên:

  • Uống nước luộc thịt, súp
  • Đồ uống có chất điện giải, chuối và trái cây đóng hộp để bổ sung lượng muối và kali mất trong quá trình bị tiêu chảy.
  • Uống nhiều nước, nên uống nước ở nhiệt độ thường.
  • Giảm các thức ăn từ sữa cho đến khi giảm bệnh.
  • Giảm ăn kẹo không đường làm từ sorbitol.
  • Uống một cốc nước sau khi đi chảy.

Lưu ý: Nên tránh các món nóng, cay, đồ chiên hoặc chứa nhiều dầu mỡ, không nên ăn đồ tráng miệng nhiều, hạt mầm, đậu hoặc trái cây sấy. Tránh các thức uống quá nóng hoặc quá lạnh, caffeine (cà phê, trà, cola và chocolate), đồ uống từ sữa.

dinhduon2

4. Với bệnh nhân bị Táo bón:

Táo bón là tình trạng đại tiện dưới 3 lần một tuần. Đây là vấn đề rất phổ biến đối với bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân thường do thiếu nước hoặc chất xơ trong quá trình ăn kiêng, ít vận động, các liệu pháp chống ung thư như hóa trị hoặc thuốc. Trong trường hợp này, nên:

  • Ăn tăng lượng chất xơ từ trái cây, rau củ và ngũ cốc.
  • Uống nước ít nhất 8-10 cốc mỗi ngày.
  • Trong nhiều trường hợp, có thể áp dụng chế độ ăn kiêng ít chất xơ.
  • Nếu được phép của bác sĩ, hãy tăng cường vận động và tập thể dục.
  • Áp dụng các phương pháp điều trị táo bón.

5. Đối với bệnh nhân Khô miệng, cần:

  • Súc miệng: Trộn nửa muỗng cà phê muối hoặc baking soda với một cốc nước. Súc từ 4 đến 5 lần mỗi ngày.
  • Tránh dùng các nước súc miệng bán ngoài thị trường có chứa cồn.
  • Ăn thức ăn mềm kèm nước sốt, nước thịt.

dinhduon3

  • Nhai kẹo cao su để kích thích tuyến nước bọt.
  • Dùng món tráng miệng dạng đông đá.
  • Luôn mang nước theo mình để làm ẩm miệng.
  • Tránh dùng đồ uống và thức ăn chứa nhiều đường.
  • Sử dụng ống hút để uống

dinhduon4

6. Đối với bệnh nhân bị đau miệng:

Đau miệng có thể dẫn đến viêm hoặc chảy máu, làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Bằng cách chọn thức ăn thích hợp và chăm sóc răng miệng cẩn thận, bệnh nhân có thể ăn uống dễ dàng hơn, chẳng hạn như:

dinhduon5

  • Ăn thức ăn nhẹ, nguyên chất hoặc lỏng để hạn chế nhai.
  • Tránh thực phẩm có thành phần từ cam hoặc khoai tây.
  • Tránh đồ ăn khô, cứng hoặc thô như bánh quy, bánh mì ổ, rau củ thô …
  • Tránh đồ ăn cay hoặc mặn.
  • Tránh đồ ăn chứa nhiều axit như dấm, đồ ủ chua…
  • Cố gắng tăng lượng calorie và protein với đồ ăn bổ sung vi chất.

7. Đối với bệnh nhân mất khẩu vị :

Bệnh nhân đang trong quá trình hóa trị thường than phiền về sự thay đổi khẩu vị, cảm giác vị đắng nhiều hơn, bỗng nhiên không thích một số loại đồ ăn. Trong trường hợp này, nên:

  • Súc miệng với nước trước khi ăn.
  • Ăn trái cây thuộc họ cam quýt như cam, quýt, chanh, bưởi (trừ khi bạn đang bị đau miệng).
  • Ăn các bữa ăn nhỏ và thức ăn nhẹ giàu năng lượng nhiều lần trong ngày.
  • Ăn khi đói hơn là ăn theo bữa.
  • Thịt heo thường sẽ thấy vị đắng hơn, thay thế bằng thịt gà, cá, trứng và phô mai.
  • Ăn các nguồn rau nhiều protein như gluten, đậu hũ, đậu…
  • Ăn thịt với thứ gì đó có vị ngọt dịu như mức hoặc sốt táo.

8. Đối với bệnh nhân bị bạch cầu thấp:

Bệnh nhân có số lượng bạch cầu thấp sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Những lưu ý sau đây có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng khi lượng các tế bào máu trắng thấp:

  • Luôn kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm trước khi mua và dùng.
  • Rã đông thực phẩm trong tủ lạnh, không bao giờ rã đông ở nhiệt độ phòng.
  • Nấu thực phẩm ngay sau khi rã đông.
  • Để tất cả thức ăn thừa vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu ăn và ăn trong vòng 24 giờ.
  • Giữ thức ăn nóng luôn nóng, thức ăn lạnh luôn lạnh.
  • Tránh sử dụng các loại trái cây và rau quả mốc và hư hỏng.
  • Nấu chín kỹ tất cả các loại thịt, cá. Tránh dùng trứng sống hoặc cá sống.
  • Mua thực phẩm đóng gói đủ một phần ăn duy nhất để tránh thức ăn thừa để lại qua bữa.
  • Không nên dùng salad và ăn các món tự chọn bên ngoài.
  • Tránh nơi đông người và những người có bệnh truyền nhiễm.
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân.

Ăn uống thông qua đường miệng là phương pháp được khuyến khích đối với mọi bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên với một số người bị ung thư đầu, cổ, thực quản hoặc dạ dày không thể hấp thụ đủ lượng thức ăn bằng miệng do biến chứng từ bệnh hoặc quá trình điều trị ung thư. Trong trường hợp này bệnh nhân có thể được cho bổ sung dinh dưỡng trực tiếp qua đường ruột (bằng ống thông dạ dày). Riêng trong những trường hợp này sẽ được chuyên gia dinh dưỡng tính toán phụ thuộc vào nhu cầu của từng bệnh nhân và phương pháp cho ăn cụ thể.

Do vậy việc chăm sóc và điều trị tình trạng  dinh dưỡng để duy trì sức mạnh thể chất và nâng cao chất lượng cuộc sống càng lâu càng tốt là mục tiêu quan trọng trong chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ung thư.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bùi Diệu(2011), “ Điều trị chán ăn và suy mòn”, Những kiến thức cơ bản về phòng chống ung thư, Nhà xuất bản Y học.
  2. Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Tuyết Mai(2004), “chăm sóc dinh dưỡng sau điều trị ung thư”, Điều trị  nội khoa bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 19 Tháng 11 2015 20:52

You are here Tin tức Y học thường thức Các biện pháp để cải thiện tốt chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trong thời gian hoá trị .