Bs CKII Nguyễn Thị Tuyết - Khoa Khám bệnh
Sáng 20/8/2014, Bệnh viện Nhi Quảng Nam phối hợp với Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết. Tham dự lớp tập huấn gồm có các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Nhi và các bác sỹ khoa Khám bệnh, Truyền nhiểm, Hồi sức tích cực-chống độc, Phòng điều dưỡng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam.
Các giảng viên Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã trình bày phương pháp chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết dengue, đặc biệt là sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu nặng. Một số vấn đề cần lưu ý khi sốt xuất huyết nặng được đưa ra như:
1. Lưu ý trong chẩn đoán:
- Sốt > 3 ngày -> nghĩ đến SXHD.
- Bạch cầu giảm, Tiểu cầu giảm < 150.000/mm3 ->nghi ngờ.
- Bằng chứng vi sinh Ns1Ag từ ngày 1- 5, lưu ý dương tính giả và âm tính giả.
- Elisa Dengue IgM
Tình huống biến chứng:
- Sốc với HA kẹp, tụt, đáp ứng với dịch chống sốc,
- Dấu tràn dịch đa màng trên siêu âm, XQ phổi.
- Sốt cao, tăng men gan nặng + rối loạn đông máu.
- Chảy máu mũi, miệng, tiêu ra máu, ói máu, ra máu kinh bất thường.
2. Theo dõi ngoại trú:
- Khám lại mỗi ngày kể từ ngày thứ 3, phát phiếu theo dõi dấu hiệu chuyển độ, khi nào phải quay lại ngay.
- Kiểm tra sinh hiệu mỗi lần khám.
- Xét nghiệm máu: huyết đồ, lưu ý tiểu cầu.
- Tỉ lệ nhập viện 40-50%.
3.Theo dõi nội trú:
- Giải thích người nhà và hướng dẫn những dấu hiệu cảnh báo như cô đặc máu, xuất huyết....
- Theo dõi mạch, huyết áp, nước tiểu, Hct, 2-3 lần/ ngày.
- Nên theo dõi diển biến của sinh hiệu, giá trị 1 thời điểm không có giá trị.
- Kết hợp với biểu hiện lâm sàng.
4.Trong điều trị sốc SXHD
- Cần theo dõi: M, HA, nhịp thở, nước tiểu/15-30 phút -> mỗi giờ -> mỗi 2-4 giờ.
- Hct mỗi giờ -> mỗi 2-4 giờ.
- CVP mỗi giờ. Cho đến khi ngưng dịch truyền ít nhất 6 giờ.
- Theo dõi mạch: biên độ, tần số. Huyết áp: HAĐM xâm lấn, đánh giá diễn tiến.
- Nước tiểu: số lượng màu sắc, áp lực bàng quang.
- CVP: đặt sớm khi tình trạng sốc không cải thiện hoặc tái sốc.
- Hct: cần điều chỉnh máy quay Hct thường xuyên.
- Ngày bệnh cũng là yếu tố cần lưu ý.
- Suy đa phủ tạng chủ yếu là do sốc kéo dài, ngoài việc phải theo dõi sát, xử trí sớm, điều chỉnh rối loạn điện giải cần phải xem xét lọc máu liên tục khi tình trạng quá tải dịch + suy đa tạng không đáp ứng với điều trị hỗ trợ thông thường...
Ngoài ra, lớp tập huấn cũng đề cập đến kỹ thuật đặt và lưu catheter động mạch, đo áp lực động mạch xâm lấn.
- 22/09/2014 19:03 - Kết quả tổ chức Hội nghị Khoa học Bệnh viện Đa kho…
- 13/09/2014 08:35 - HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NAM…
- 04/09/2014 19:36 - Chuyến hành trình về Hiệp Đức khám sức khỏe định k…
- 04/09/2014 19:23 - Đào tạo tại chổ “ chất lượng và hiệu quả”
- 29/08/2014 20:52 - Hiệu quả chính sách thu hút nguồn lực bác sỹ của U…
- 02/08/2014 06:36 - Hình ảnh cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging…
- 26/07/2014 16:33 - Tập huấn chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng tại Bệnh vi…
- 23/07/2014 20:38 - Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y t…
- 22/07/2014 09:15 - Nhân ngày thương binh liệt sỹ 27/7, nghĩ về trách …
- 18/07/2014 14:07 - Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Chiến lược chính sách Bộ Y…