Bs Võ Tấn Thi - Khoa Nội TH
Mục đích cuối cùng của điều trị các chứng và bệnh về khớp là trả lại cho khớp đó chức năng vận động. Một khớp mà chức năng vận động bị giảm hoặc mất đi thì gây ra rất nhiều hậu quả như thẩm mỹ, khả năng lao động giảm hoặc mất, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính họ, thậm chí là gánh nặng cho gia đình, cộng đồng và xã hội...
Khi khớp bị giới hạn tầm vận động thì khả năng co cơ chủ động, sự duy trì cảm giác của phần chi thể mà khớp đó chi phối sẽ bị ảnh hưởng.
Khớp vai là một khớp lớn của cơ thể, khi bị viêm quanh khớp vai thì chắc chắn phần tay mà khớp đó chi phối sẽ bị ảnh hưởng.
Thời gian bị viêm quanh khớp vai càng lâu, thì mức độ đau và hạn chế vận động càng trầm trọng. Vì đau cho nên người bệnh không dám vận động, làm cho cứng khớp tăng dần, khi cứng khớp tăng lên thì mức độ đau cũng tăng theo, đau cả ngày lẫn đêm, làm cho người bệnh không thể nào ngủ được, không thể chải đầu, mặc áo, thậm chí không thể cầm đũa ăn cơm. Bệnh ở giai đoạn nầy hầu như thất bại với việc dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, kể cả corticoid tiêm vào khớp.
Trong thực hành lâm sàng, thầy thuốc thường chụp X- quang khớp vai, X- quang phổi , xét nghiệm máu để chẩn đoán, nhưng thường những phương pháp này chỉ để loại trừ các bệnh lý khác liên quan đến khớp vai mà thôi.
Có 2 việc bắt buộc người thầy thuốc phải làm khi đứng trước bệnh nhân than phiền về tình trạng đau khớp vai (tất nhiên ở góc độ nội khoa, không kể các tình huống đau vai trong ngoại khoa, ung bướu...)
- Thời gian đau: thường thì viêm quanh khớp vai sang tháng thứ 2 đã xuất hiện cứng khớp.
- Lượng giá tầm vận động của khớp vai.
Ở tư thế đứng, tầm vận động của khớp vai là 360 độ, và ở tư thế nằm là 180 độ. Nên khám bệnh nhân ở tư thế đứng.
Có nhiều thuật ngữ dùng để chỉ tầm vận động của khớp vai, như dạng, áp, gập về trước, duỗi ra sau, gập ngang, duỗi ngang , xoay...
Việc lượng giá tầm vận động của khớp vai sẽ quyết định phương pháp điều trị cho khớp vai đó. Trong thực hành lâm sàng, một bệnh nhân được xác định viêm quanh khớp vai mà có giới hạn tầm vận động, bất kể giới hạn một hay nhiều tư thế dạng, áp , duỗi, xoay...thì điều trị vật lý trị liệu là BẮT BUỘC, dùng thuốc là hỗ trợ, ngược lại, nếu chỉ dùng thuốc đơn thuần thì tình trạng đau có thể tạm thời trì hoãn được nhưng tình trạng dính khớp vẫn tiếp tục diễn ra , làm cho tình trạng dính khớp càng ngày tăng, về sau vật lý trị liệu mất rất nhiều thời gian. Viêm quanh khớp vai có dính khớp, việc châm cứu hầu như không hiêu quả.
- 22/04/2014 12:33 - Đôi điều về SpO2
- 22/04/2014 08:07 - U xơ tiền liệt tuyến
- 22/04/2014 07:20 - Những điều cần biết về viêm gan siêu vi C
- 21/04/2014 09:21 - Xoắn tinh hoàn
- 17/04/2014 09:11 - Hạ natri huyết tương ở bệnh nhân tai biến mạch máu…
- 15/04/2014 17:37 - Điều trị viêm quanh khớp vai
- 15/04/2014 17:13 - Chương trình tập phục hồi chức năng sau tái tạo dâ…
- 11/04/2014 09:26 - Xét nghiệm men Cholinesterase trong máu
- 10/04/2014 19:41 - Phình động mạch chủ bụng trên CT Scanner
- 10/04/2014 19:16 - 9 điều y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông