Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh -
Mấy hôm nay, rộ lên chuyện một vài mẹ bầu đến Khoa Phụ Sản game nổ hủ với tinh thần xin sinh con “thuận theo tự nhiên” và từ chối các can thiệp có lợi cho bà mẹ và trẻ sơ sinh như không chịu tiêm oxytocin sau đẻ, không chịu tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh, không tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh. Những vấn đề này đã được Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) nghiên cứu và khuyến cáo và xem đây là việc làm cần thiết để hạn chế các tai biến ảnh hưởng đến sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bộ Y tế đã đưa ra quyết định hướng dẫn cho các BS và NHS thực hiện chăm sóc thường quy cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh từ năm 2014. Khoa Phụ Sản xin đăng lại các cơ sở lý thuyết và y học bằng chứng về các can thiệp trong và ngay sau đẻ để các mẹ bầu hiểu thấu đáo hơn về chuyện nên hay không nên để không ảnh hưởng đến kết cục chăm sóc cho mẹ và bé sau sinh.
A. Lau khô và tiếp xúc da kề da
Trẻ được tiếp xúc da kề da với mẹ ngay từ những phút đầu sau khi sinh giúp tăng sự tương tác sớm giữa mẹ và con. Trẻ sẽ không bị hạ thân nhiệt, trẻ sẽ tìm vú mẹ sớm hơn và bú mẹ khỏe hơn. Người mẹ cũng giảm lo lắng, giảm nỗi đau “vượt cạn một mình”. Kết quả nghiên cứu Cochrane phân tích gộp 34 thử nghiệm lâm sàng trên 2177 cặp mẹ con về tiếp xúc da kề da cho thấy các trẻ được tiếp xúc trực tiếp da kề da với mẹ ngay sau sinh thì ít khóc hơn so với các trẻ được nhân viên y tế chăm sóc, các bà mẹ cũng cảm thấy dễ dàng cho con bú mẹ hơn trong những tháng đầu sau đẻ, thời gian cho bú cũng lâu hơn. Các bà mẹ cũng ghi nhận trẻ gần gũi với mẹ hơn, tuy nhiên phương pháp lượng giá về mối quan hệ mẹ con cũng khó chính xác.
B. Tiêm bắp oxytocin
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng thuốc tăng co tử cung (thuốc được khuyến cáo là oxytocin) để xử trí tích cực giai đoạn ba cuộc chuyển dạ cho tất cả các trường hợp đẻ đường âm đạo, oxytocin sử dụng đường tiêm bắp với liều 10 đơn vị để đề phòng chảy máu sau đẻ.
Trước khi tiêm bắp thuốc tăng co tử cung cần phải kiểm tra xem trong tử cung có còn thai hay không bằng cách sờ nắn tử cung qua thành bụng ngay sau khi thai sổ.
B. Kéo dây rốn có kiểm soát
Trước đây kéo dây rốn có kiểm soát được khuyến cáo áp dụng cho tất cả các trường hợp đẻ thường, do các nhân viên y tế đã được đào tạo về kỹ năng xử trí tích cực giai đoạn ba cuộc chuyển dạ thực hiện. Năm 2007, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn “Xử trí tích cực giai đoạn ba cuộc chuyển dạ” trong đó khuyến cáo kéo dây rốn có kiểm soát sau khi tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin được áp dụng cho tất cả các trường hợp đẻ đường âm đạo tại cơ sở y tế từ tuyến xã đến trung ương do nhân viên y tế đỡ đẻ thực hiện. Tuy nhiên bằng chứng nghiên cứu gần đây đã khuyến cáo kéo dây rốn chỉ nên thực hiện tại các cơ sở cung cấp dịch vụ đỡ đẻ có cán bộ y tế có kỹ năng và được đào tạo về xử trí tích cực giai đoạn ba cuộc chuyển dạ, còn các nơi không có nhân viên y tế có kỹ năng và chưa được đào tạo thì không được tiến hành kéo dây rốn có kiểm soát.
C. Xoa đáy tử cung
Xoa đáy tử cung là một trong ba can thiệp của xử trí tích cực giai đoạn ba cuộc chuyển dạ được khuyến cáo tiến hành liên tục trong hai giờ đầu sau đẻ, với tần suất 15 phút/lần. Hơn nữa xoa đáy tử cung còn có thể giúp phát hiện sớm các trường hợp đờ tử cung sau đẻ, hạn chế được tai biến băng huyết.
Thử nghiệm lâm sàng trên 200 sản phụ chia thành hai nhóm có và không xoa đáy tử cung sau khi xử trí tích cực giai đoạn ba cuộc chuyển dạ cho thấy giảm lượng máu mất, giảm số lượng sản phụ cần dùng thêm thuốc tăng co bóp tử cung ở nhóm có xoa đáy tử cung so với nhóm không xoa đáy tử cung.
D. Kẹp và cắt dây rốn muộn
Nghiên cứu về sinh lý ở trẻ sơ sinh cho thấy, trong phút đầu tiên sau sinh lượng máu truyền từ bánh rau sang trẻ sơ sinh khoảng 80ml và có thể lên tới 100 ml trong 3 phút sau sinh. Lượng máu thêm này có thể cung cấp một lượng sắt tương ứng 40-50mg/kg cân nặng của trẻ, cùng với lượng sắt của cơ thể (khoảng 75mg/kg cân nặng) có thể giúp trẻ đủ tháng ngăn ngừa được thiếu máu thiết sắt trong năm đầu. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng nếu kẹp rốn đúng thời điểm, một lượng máu sẽ từ bánh rau qua dây rốn đến đứa trẻ làm giúp cho trẻ đủ tháng không bị thiếu máu do thiếu sắt trong những tháng đầu, và đặc biệt ở trẻ non tháng không bị thiếu máu cũng như giảm tỷ lệ xuất huyết não do giảm prothrombin.
Xuất phát từ các bằng chứng lâm sàng của các nghiên cứu về kẹp cắt dây rốn muộn, năm 2012, WHO đã khuyến cáo nên kẹp cắt dây rốn muộn (khi dây rốn ngừng đập hoặc 1-3 phút sau sổ thai) cho tất cả các trường hợp đẻ thường để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu của trẻ. Chỉ kẹp cắt dây rốn sớm (trước 01 phút) đối với các trường hợp trẻ ngạt cần phải hồi sức tích cực.
F. Cho trẻ bú sớm
Cho trẻ bú sớm và bú sữa mẹ hoàn toàn trong giờ đầu sau đẻ, không cho trẻ ăn thêm bất cứ một loại thực phẩm nào khác. Theo khuyến cáo của WHO, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú mẹ đồng thời bổ sung thêm các thực phẩm thích hợp khác cho đến 2 tuổi hoặc lâu hơn tùy trường hợp. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể ngăn ngừa tử vong do tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trong 3 tháng đầu. Cho trẻ bú sớm còn làm kích thích tuyến yên tăng tiết oxytocin giúp tử cung co tốt hơn để phòng ngừa chảy máu sau đẻ.
Chính từ các bằng chứng lâm sàng trên, WHO đã đưa ra khuyến cáo áp dụng 6 bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ bao gồm:
- Lau khô và ủ ấm; cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da (trẻ được đặt lên bụng mẹ ngay sau khi sinh và kéo dài ít nhất 90 phút sau sinh)
- Tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin
- Kẹp dây rốn muộn (sau khi dây rốn đã ngừng đập hoặc 1-3 phút sau khi thai sổ) và kẹp và cắt dây rốn một thì.
- Kéo dây rốn có kiểm soát
- Xoa đáy tử cung cứ 15 phút một lần trong vòng 2 giờ đầu sau đẻ.
- Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn
Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc thường quy trẻ sơ sinh, việc tiêm Vitamin K1 giúp trẻ phòng xuất huyết não và tiêm vaccine viêm gan sơ sinh cho trẻ trong 24h đầu được xem là thời gian vàng để phòng viêm gan B cho trẻ với cơ sở bằng chứng những dữ liệu khoa học như sau:
G. Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh
Trẻ sinh ra được nuôi bằng sữa mẹ - một chất dinh dưỡng quý giá phù hợp với trẻ nhưng hàm lượng vitamin K ở sữa mẹ rất thấp (2-5mcg/lit) và lượng dự trữ vitamin K do mẹ cung cấp cũng rất thấp vì vitamin K tự nhiên rất khó qua nhau thai. Mặt khác, hệ vi khuẩn ở ruột của trẻ chưa phát triển nên chưa tổng hợp được vitamin K dẫn đến việc thiếu vitamin K, vì thế, trẻ rất dễ bị chảy máu, đặc biệt là chảy máu não - màng não hay còn gọi là xuất huyết não.
Theo thống kê, 90% trẻ bị xuất huyết não do thiếu hụt vitamin K thường rơi vào độ tuổi 30 - 40 ngày tuổi. Tỷ lệ tử vong do xuất huyết não là 25-40%, trường hợp điều trị thành công cũng có thể để lại các di chứng như teo não, não úng thùy, bại não, động kinh... Việc tiêm vitamin K cho bé sau khi sinh sẽ giúp giảm tỷ lệ xuất huyết não còn 0,25/100.000 bé.
Vì vậy, để phòng ngừa hiện tượng chảy máu não - màng não và những di chứng nặng nề do chảy máu não - màng não, tất cả trẻ mới sinh đều cần được tiêm vitamin K. Đây chính là một biện pháp dự phòng chủ động rất hiệu quả.
H. Tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Viêm gan siêu vi B (VGSVB) là một vấn đề sức khỏe toàn cầu, là tác nhân đứng thứ hai gây ung thư sau thuốc lá và là nguyên nhân của 80% các trường hợp ung thư gan nguyên phát. Việt Nam nằm trong nhóm có tỷ lệ người nhiễm virus VGB cao của thế giới (10- 20%).
Thai nhi có nguy cơ nhiễm virus VGB là 30-40% nếu thai phụ mang virus VGB. Tuy nhiên, nguy cơ lây truyền từ mẹ sang thai của bà mẹ trong giai đoạn virus đang hoạt động (HBeAg dương tính) sẽ tăng rất cao (85-90%). Lây truyền từ mẹ sang thai nhi có thể diễn ra từ trong tử cung, lúc sanh hoặc sau sanh. Hiệu quả bảo vệ đối với trẻ sơ sinh được tiêm ngừa VGB là 95% chứng tỏ rằng hầu hết các trường hợp lây truyền xảy ra tại thời điểm sanh hoặc ngay trước khi sanh.
Trẻ em cũng có thể bị nhiễm virus VGB do bị lây nhiễm từ mẹ hoặc khi da, niêm mạc của trẻ bị tổn thương mà tiếp xúc với bạn bè, người thân hoặc vật dụng có mang virus VGB. Nhiễm virus VGB ở độ tuổi càng sớm thì nguy cơ xơ gan và ung thư gan càng cao. ở trẻ em, Sau khi nhiễm virus VGB cấp sẽ có > 90% trẻ em diễn tiến sang mạn tính trong khi đó ở người lớn thì chỉ có <5% người lớn diễn tiến sang mạn tính. Có 5-10% người nhiễm virus VGB mạn tính bị ung thư gan, > 30% bị viêm gan B mạn tính diễn tiến đến xơ gan.
Những lý do nêu trên chính là cơ sở khoa học cho việc cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh VGB cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh. Vắc xin sẽ giúp cơ thể trẻ tạo ra sức đề kháng lại chống siêu vi VGB, bảo vệ trẻ không bị bệnh nếu trẻ có tình cờ nhiễm nó trong suốt cuộc đời
Nguồn tài liệu tham khảo:
- Bộ Y tế (2014), Quy trình chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ, Quyết định số 4673/QĐ-BYT ngày 10/11/2014 của Bộ Y tế
- Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Bộ Y tế (2021), Kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan vi rút giai đoạn 2021 – 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 4531/QĐ-BYT ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- 31/12/2023 08:23 - Sự liền xương trong ghép xương
- 26/12/2023 20:56 - Giang mai kẻ bắt chước vĩ đại
- 19/12/2023 17:10 - Các hướng nghiên cứu giải quyết vi khuẩn đa kháng
- 12/12/2023 19:29 - Xử trí nấc cụt
- 06/12/2023 21:11 - Phục hồi chức năng trong điều trị viêm khớp dạng t…
- 09/11/2023 16:23 - Viêm quanh khớp vai
- 11/10/2023 16:37 - Hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới 2023
- 08/10/2023 09:33 - Tại sao nên tầm soát ung thư phổi với CT phổi liều…
- 04/10/2023 10:10 - Protein trong nước tiểu - ý nghĩa trong chẩn đoán …
- 04/10/2023 10:07 - Bệnh đậu mùa khỉ