Bs Nguyễn Văn Tuấn -
Trong năm đầu tiên của cuộc đời, tầm nhìn của trẻ trải qua nhiều giai đoạn để dần hoàn thiện thị lực.
Trẻ sơ sinh: điều chỉnh ánh sáng và sự tập trung
Khi mới sinh: trẻ rất nhạy cảm với ánh sáng. Đồng tử của trẻ co nhỏ,nên hạn chế lượng ánh sáng đi vào mắt. Trẻ sơ sinh có thể nhìn thấy những vật bên cạnh bằng tầm nhìn ngoại vi, tầm nhìn trung tâm vẫn đang phát triển.
Khoảng 2 tuần: võng mạc của trẻ phát triển hoàn thiện, đồng tử mở rộng. Trẻ có thể nhìn thấy vật thể sáng, tối. Những vật lớn và màu sáng bắt đầu thu hút sự chú ý của trẻ. Trẻ cũng bắt đầu tập trung vào một đồ vật ở phía trước mặt.
Khoảng 1 tháng: trẻ có thể tập trung vào bạn trong một thời gian ngắn , có thể thích những đồ vật có màu sắc sặc sỡ cách trẻ khoảng 100 cm.
Từ 2 đến 4 tháng tuổi: Tập trung và theo dõi các đối tượng chuyển động
Trong 2 tháng đầu, mắt trẻ có thể phối hợp chưa tốt. Bạn có thể nhận thấy mắt bé có vẻ như lé hoặc nhìn ra hai bên. Hầu hết trường hợp là bình thường và tự hết. Nhưng, nếu một trong 2 mắt của bé hướng vào mũi, hoặc ra ngoài thường xuyên nên cho trẻ đi khám phát hiện lé và theo dõi.
Khi được 2 tháng tuổi: mắt trẻ phối hợp tốt hơn. Trẻ có thể nhìn theo một vật chuyển động , phối hợp giữa mắt và tay đánh vào một vật thể chuyển động gần trẻ.
Khi 3 tháng tuổi: hai mắt trẻ hoạt động cùng nhau để tập trung và theo dõi các đồ vật.
Từ 5 đến 8 tháng: tiếp cận, nhận biết và ghi nhớ
Vào khoảng 5 tháng tuổi, khả năng nhận thức chiều sâu đồ vật phát triển đầy đủ hơn. Trẻ nhìn được hình ảnh 3 chiều (3D) một cách trọn vẹn. Trẻ với tới các vật thể ở gần và xa. Khả năng nhìn màu sắc của trẻ tốt hơn vào thời điểm này, tuy nhiên chưa phát triển đây đủ.
Giai đoạn này, trẻ có thể nhận ra ba mẹ của mình và mỉm cười với họ. Trẻ có thể thấy các vật thể bên ngoài cửa sổ.Trẻ có thể nhớ một đối tượng là gì ngay cả khi chúng chỉ nhìn thấy một phần của vật đó.
Trẻ bắt đầu bò vào khoảng 8 tháng tuổi, điều này giúp tăng cường khả năng phối hợp tay và mắt của trẻ tốt hơn.
Từ 9 – 12 tháng: Cầm, nắm và di chuyển
Khi trẻ được 9 tháng tuổi, trẻ có thể phán đoán khoảng cách khá tốt. Trẻ bắt đầu tự đứng dậy.
Khi được 12 tháng tuổi, trẻ nhìn và đoán khoảng cách tốt để cầm nắm được vật giữa ngón cái và ngón trỏ.
Vấn đề của mắt hoặc thị lực có thể ảnh hưởng quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, để tìm ra vấn đề gây ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, cha mẹ nên thực hiện các bước quan trọng sau:
Theo dõi lé ở trẻ: mắt quay vào trong hoặc ra ngoài thường xuyên khi trẻ theo dõi vật chuyển động.
Tham khảo Bs Nhi các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để trẻ phát triển tốt thị lực
Khám mắt trẻ định kì theo khuyến cáo của bác sĩ.
Nguồn:
- 28/06/2023 20:29 - An toàn cho mắt khi chơi thể thao
- 28/06/2023 20:16 - Quy trình bảo dưỡng máy sấy công nghiệp
- 26/06/2023 21:27 - Các bệnh nhiễm trùng ở vật chủ bị tổn hại miễn dịc…
- 26/06/2023 21:24 - Cái ghẻ - Sarcoptes scabiei
- 26/06/2023 10:14 - Bệnh do coxsackievirus
- 19/06/2023 20:22 - Lao màng bụng
- 14/06/2023 21:03 - Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B
- 13/06/2023 15:27 - Xét nghiệm acid uric máu
- 08/06/2023 15:17 - Quyền lợi của người tham gia BHYT khi đi khám chữa…
- 08/06/2023 15:09 - Ứng dụng của xét nghiệm định lượng estradiol (E2)