BSCKI. TẠ THANH UYÊN
Bệnh Rubella hay bệnh Rubeon (còn gọi là bệnh sởi Đức hoặc sởi 3 ngày) là một bệnh truyền nhiễm lành tính do virut Rubella gây nên, có thể xảy ra thành dịch. Tuy tỷ lệ tử vong và biến chứng rất thấp nhưng bệnh Rubella lại đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai.
Trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm Rubella
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy Rubella xảy ra càng sớm trong thai kỳ thì nguy cơ dị tật ở thai nhi càng cao. Cụ thể, nếu mẹ bị nhiễm Rubella khi mang thai dưới 12 tuần tuổi thì tỉ lệ thai nhi bị dị tật lên đến 90%; mẹ bị nhiễm Rubella khi mang thai 13-14 tuần, tỉ lệ dị tật thai nhi 30-40%; thai 15-16 tuần thì tỉ lệ bị dị tật khoảng 20%; thai ở 16 - 20 tuần, tỉ lệ bị dị tật 10%. Rất hiếm thai nhi bị dị tật khi mẹ nhiễm lúc mang thai trên 20 tuần tuổi (dưới 1%),vì vậy việc chẩn đoán nhiễm Rubella sớm ở phụ nữ có thai là rất quan trọng.
Khi xét nghiệm máu xác định thai phụ nhiễm Rubella trong lúc mang thai dưới 16 tuần tuổi, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ về nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Cách thức lây truyền bệnh
Bệnh hiện diện khắp nơi trên thế giới, hay xảy ra vào mùa đông và mùa xuân. Ổ chứa virut gây bệnh Rubella duy nhất là người và người đang mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Khi người bệnh ho, hắt hơi và khạc nhổ có thể làm bắn các giọt chứa virut ra ngoài môi trường, nếu những người xung quanh hít phải virut có thể bị lây bệnh. Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ đào thải nhiều virut trong dịch tiết hầu họng, trong nước tiểu và đó là nguồn truyền nhiễm cho người tiếp xúc. Tất cả mọi người chưa có miễn dịch với virut Rubella đều có thể bị mắc bệnh. Tùy thuộc nồng độ kháng thể mẹ truyền qua rau thai mà trẻ sơ sinh có kháng thể của mẹ được bảo vệ khoảng 6 - 9 tháng. Kháng thể IgM và IgG xuất hiện 2 - 4 ngày sau khi xuất hiện ban, đạt nồng độ cực đại sau 2 tuần. IgM giảm dần, trở về âm tính sau 1 - 2 tháng nhưng cũng có thể kéo dài ở khoảng 3 - 5% số bệnh nhân, trong khi IgG thì tồn tại suốt đời.
Lây truyền từ mẹ sang con
Thời gian 12 tuần đầu thai kỳ là thời gian nguy hiểm nhất khi nhiễm Rubella ở người mẹ, virut Rubella từ máu của mẹ chuyển qua rau thai vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh. Virut này có khả năng phá hủy hay làm chậm sự phát triển của phôi thai và đây là nguyên nhân gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Trong trường hợp mẹ nhiễm Rubella trước tuần thứ 18, sự lây truyền từ mẹ sang thai nhi có thể được khẳng định hoặc loại trừ bằng cách định lượng IgM máu cuống rốn sau tuần lễ thứ 22. Nếu IgM dương tính sẽ khẳng định trẻ nhiễm Rubella với độ chính xác 94%, nếu IgM âm tính sẽ loại trừ trẻ nhiễm Rubella với độ chính xác
Triệu chứng lâm sàng:
- Giai đoạn 1 (ủ bệnh): kéo dài khoảng 2-3 tuần sau khi bị nhiễm, virus Rubella tăng sinh ở đường hô hấp trên và trong máu. Đây là giai đoạn lây bệnh, có thể phát hiện Rubella RNA trong dịch cuống họng và trong máu .
- Giai đoạn 2: 1-3 ngày tiếp theo là giai đoạn phát ban và xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như sốt đau khớp, sưng hạch; bắt đầu xuất hiện kháng thể IgM và IgG; virus bị biến mất nhanh khỏi dịch cuống họng và máu.
- Tiếp theo là giai đoạn hồi phục, trong gia đoạn này IgM tăng cao nhất trong khoảng 1-2 tuần rồi giảm dần và biến mất trong khoảng 1-2 tháng; trong khi đó IgG tiếp tục tăng trong khoảng 1 tháng, rồi tồn tại suốt đời, giúp cho cơ thể chống tái nhiễm Rubella
Hội chứng Rubella bẩm sinh
Những yếu tố nguy cơ mắc Rubella bẩm sinh bao gồm: mẹ đang mang thai nhưng chưa chủng ngừa Rubella, mẹ đang mang thai tiếp xúc với người bị Rubella. Hậu quả của nhiễm Rubella phụ thuộc vào tình trạng nặng lúc hiện tại như dị tật ở tim, tổn thương hệ thần kinh.
Triệu chứng lâm sàng: nhẹ cân, chậm phát triển trong tử cung, đục thủy tinh thể, điếc, tật đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ, ban trên da khi đẻ.
Biến chứng:
- Mắt: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, viêm võng mạc.
- Tim: còn ống động mạch, thông liên thất, hẹp động mạch phổi.
- Thần kinh: chậm phát triển tinh thần, tật đầu nhỏ, viêm não-màng não.
- Biến chứng khác: gan to, điếc, bệnh mềm xương
Xét nghiệm:
Hiện nay chẩn đoán nhiễm Rubella thường dựa vào các xét nghiệm miễn dịch định lượng Rubella IgM và IgG. Hiện nay, việc xác định chính xác sự nhiễm Rubella qua định lượng các kháng thể Rubella IgM và Rubella IgG đặc hiệu bằng Kỹ thuật miễn dịch hóa phát quang (ECLIA).
Bình thường, nồng độ các kháng thể Rubella trong huyết thanh người khỏe mạnh, chưa từng nhiễm Rubella là:
- Rubella IgM < 1 COI,
- Rubella IgG = 0.001-10 U/mL
2. Phòng ngừa
Hiện nay đã có vaccin hiệu quả phòng ngừa Rubella, thường được tiêm chung một mũi gồm vaccin MMR (measles, mumps, rubella) ngừa cả sởi, quai bị và Rubella. Các phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cần được tiêm chủng phòng Rubella nếu chưa từng bị nhiễm Rubella .
Những ai cần được tiêm chủng?
- Trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi cho đến dưới 13 tuổi, chưa chích ngừa Rubella lần nào: nhất là tiêm 2 mũi, mũi thứ 2 được tiêm nhắc lại sau 2-3 năm sau khi đã tiêm mũi thứ nhất.
- Trẻ lớn trên 13 tuổi và người lớn: chỉ tiêm một mũi duy nhất.
- Những phụ nữ có ý định mang thai chưa từng bị bệnh Rubella hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ: nên tiêm ngừa trước 3 tháng trước khi quyết định có thai.
- Những người làm việc tại bệnh viện, các trung tâm y khoa, trung tâm chăm sóc trẻ em và các trường học.
- Việc tiêm chủng Rubella đặc biệt quan trọng đối với trẻ em gái để phòng chống bệnh trong suốt khoảng thời gian khi đứa trẻ lớn lên và mang thai sau này.
** Lưu ý: Trẻ nhỏ từ 6 đến 8 tháng tuổi được miễn nhiễm (không mắc bệnh) đối với bệnh Rubella do có kháng thể từ mẹ truyền qua. Trong trường hợp cần thiết phải tiêm chủng Rubella trước 12 tháng tuổi nên tiến hành tiêm cho trẻ lúc 6 tháng tuổi, sau đó vẫn phải tiến hành tiêm chủng lại cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng của bệnh.
Những đối tượng sau đây không nên tiêm phòng vắc xin phòng Rubella.
+ Những phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.
+ Những người dị ứng với thuốc Neomycine, dị ứng với trứng.
+ Những người có phản ứng với những lần tiêm ngừa Rubella trước.
+ Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, hoặc đang sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch.
+ Bệnh nhân bị bệnh ác tính về máu.
+ Bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính. (Ví dụ mắc bệnh lao chưa được điều trị).
** Lưu ý:
+ 3 tháng sau khi tiêm ngừa vắc-xin mới được phép mang thai.
+ Đối với người lớn, có thể làm xét nghiệm huyết thanh. Nếu đã có miễn dịch thì không cần tiêm chủng.
+ Phụ nữ đang mang thai mà bị nhiễm vi-rút Rubella hoặc sống trong vùng có dịch Rubella nên đi xét nghiệm.
3. Điều trị
Hiện chưa có thuốc tác dụng trực tiếp diệt Rubella, một số thuốc hiện có chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng. Nếu trẻ bị nhiễm Rubella nặng có thể điều trị phẫu thuật thủy tinh thể hoặc suy tim bẩm sinh.
- 03/12/2012 19:57 - Cảnh báo bong võng mạc ở những người cận thị nặng
- 03/12/2012 15:56 - Tật khúc xạ và các phương pháp điều trị
- 01/12/2012 21:01 - Y khoa, cảm tính và lý tính
- 22/11/2012 21:01 - Hiểu biết về tật chân khoèo bẩm sinh
- 21/11/2012 10:53 - Kiểm soát nhiễm khuẩn ở bệnh viện: Thiếu và yếu
- 16/11/2012 21:01 - Những thông điệp cần biết về tiêm vắc xin Viêm gan…
- 12/11/2012 18:01 - Không bao giờ cũ
- 10/11/2012 06:35 - Chín điều Y đức của Hải Thượng Lãn Ông
- 07/11/2012 20:50 - Y học thường thức: Giun móc
- 28/10/2012 19:21 - Bạn có bị Hội chứng ruột kích thích ?