KTV Trần Thị Lệ Trang -
1. Nguyên nhân:
Thường có một lực xoắn mạnh khi người bệnh gập gối đột ngột, lúc đầu gối phải chịu một sức nặng, đĩa sụn trong thường rách hơn đĩa sụn ngoài vì gắn chặt trên mâm chày. Loại tổn thương này thường xảy ra ở những cầu thủ đá bóng.
2. Phân loại:
- Tất cả các tổn thương rách đĩa sụn bắt đầu bằng một đường nứt dọc.
- Rách ở sừng sau: chỉ rách ở sừng sau đĩa sụn, những phần còn lại vẫn gắn chặt trên xương chày.
3. Triệu chứng:
Có hai hình thái : tổn thương bị khoá khớp và không khoá khớp.
3.1. Tổn thương bị khoá khớp: Hình thái bị khoá khớp, có thể tiên phát hoặc thứ phát. Khoá khớp thứ phát xảy ra trường hợp ban đầu chỉ nứt một chút sụn chêm chấn thương hay các chấn thương sau mới xé dài nơi nứt . Các triệu chứng của hình thái bị khoá khớp là: đau nhói, tràn dịch, duỗi gối thì bớt khoá khớp nhưng gập gối thì được.
Khoá khớp xảy ra bất thình lình và khiến NB rất đau đớn khi cử động gối. Khoá khớp thường tự nhiên hết với triệu chứng bỗng nhiên đau giữ dội sau đó bớt đau, hết co thắt cơ, duỗi và gập được gối.
3.2 Khớp không khoá: Hình thái không khoá khớp chỉ gây đau và tràn dịch khớp gối.
Hình ảnh rách sụn chêm khớp gối
4. Điều trị:
4.1 Bảo tồn: Chẩn đoán rách sụn chêm khó nếu chỉ dựa vào triệu chứng tràn dịch khớp gối (ngoài ra không có kết quả rõ rệt khi khám không có bệnh sử khoá khớp một lần hoặc nhiều lần, không làm được phim Xquang khớp bơm chất cản quang ).
Trường hợp nghi là rách sụn chêm nhưng không thấy rõ nên coi như là trường hợp viêm khớp do chấn thương và điều trị bằng chọc hút dịch khớp, nằm nghỉ 1-2 tuàn cho đến khi đi lại hết đau.
- Bó bột từ bẹt xuống góc ngón chân, duỗi gối 0 độ, nằm nghỉ, bột để 3 tuần
- Sau đó nghỉ ngơi, làm việc nhẹ trong 10 tuần
Sụn chêm đã rách không thể lành được bằng chất sụn nhưng có thể hy vọng với thời gian nghỉ ngơi thì nơi tổn thương có thể mọc mô hạt ngay ở đường nứt .
4.2 Phẩu thuật cắt bỏ sụn chêm: Sau 03 tháng điều trị bảo tồn mà NB vẫn đau khi đi lại, vẫn bị khoá khớp thì khám tư vấn NB phảu thuật cắt bỏ sụn chêm
Sau phẩu thuật, bó bột từ bẹn xuống gót các ngón chân, duỗi gối 0 độ, bột để 15 ngày .
Hướng dẫn NB: 3 ngày đầu nằm chân gác cao, 12 ngày tiếp theo nằm và ngồi chân đau để trên giường, đối với cầu thủ bóng đá thì 3 tháng sau mới chơi lại được.
Chương trình tập VLTL – PHCN :
Đối với phẩu thuật cắt bỏ sụn chêm.
Trước phẩu thuật:
- Hướng dẫn tập NB tập thở để ngăn ngừa biến chứng phổi nhất là đối với BN hút thuốc nhiều và có những vấn đề về phổi.
- Hướng dẫn NB gồng cơ tứ đầu đùi
- Hướng dẫn NB đi lại với gậy, nạng chịu một phần sức nặng ( nếu có y lệnh của BS )
Sau phẩu thuật:
- Hướng dẫn NB cử động bàn chân, cổ chân để gia tăng tuần hoàn.
- Hướng dẫn gồng cơ tứ đầu đùi
- Hướng dẫn cử động chân thẳng giơ cao
- Tập cơ tứ đầu đùi ở tầm hoạt động trong của cơ.
- Hướng dẫn NB đi nạng không chịu sức nặng tiến đến chịu sức nặng một phần khi có chỉ định của BS
- Tập gia tăng tầm vận động khớp gối ( chỉ áp dụng bài tập này sau khi cắt chỉ )
Bài tập sau phẩu thuật 2 – 6 tuần:
- Tập gồng cơ tứ đầu đùi, tập 20 lần, mỗi lần giữ 5 giây, ngày tập 3 liệu trình như vậy.
- Tập duỗi thẳng khớp gối, giữ mỗi lần 5 phút, 3 lần / ngày.
- Tập gập duỗi khớp gối khi tháo nẹp gấp không quá 90º, tập 20 động tác , 3 lần / ngày.
- Nằm với chân duỗi thẳng: co cơ tĩnh toàn bộ chân phẫu thuật:
- Nâng chân lên khỏi mặt giường.
- Có thể đặt một gối dưới khớp gối, gồng cơ nâng chân thẳng, giữ 5 giây sau đó gập gối xuống.
- Vận động khớp cổ chân.
- Dạng khép khớp háng với gối duỗi thẳng.
- Đứng : chịu trọng lượng lên chân phẫu thuật.
- Nhún chân, chịu trọng lượng lên mũi chân, giữ 1 giây, làm khoảng 20 lần.
- Tập xuống tấn với gối gấp 45º , giữ 5 giây sau đó từ từ đứng lên, làm như vậy khoảng 20 lần.
- Hướng dẫn khi đi lại : Đi bộ đeo nẹp với gối duỗi thẳng, sử dụng nạng khi đi bộ, chịu trọng lượng vào chân phẫu thuật. Nếu thấy đau khớp gối, giảm trọng lượng tỳ vào chân phẫu thuật. Có thể gấp gối khi ngồi. Sau 4 tuần có thể bỏ nẹp duỗi gối khi đi lại.
Tài liệu tham khảo:
- Sách chuyên khảo dùng cho cán bộ ngành phục hồi chức năng
- 18/04/2020 15:28 - Đau đầu do vỡ phình mạch máu não
- 10/04/2020 17:21 - Thông tin cho bệnh nhân: Những điều cơ bản về bệnh…
- 09/04/2020 11:11 - Tổn thương thận cấp ở bệnh nhân COVID-19
- 09/04/2020 11:08 - Thuốc lá điện tử- phối hợp nhiều nguy cơ tổn thươn…
- 08/04/2020 10:10 - Mắt đỏ nhẹ có thể là dấu hiệu của bệnh nhân nhiễm …
- 05/04/2020 14:39 - Nhiễm COVID -19 ở bệnh nhân đái tháo đường
- 05/04/2020 12:26 - Làm thế nào để ứng phó với nỗi lo COVID-19?
- 04/04/2020 15:37 - Huyết tương kết hợp có thể hữu ích trong điều trị …
- 04/04/2020 11:20 - Can thiệp tim mạch và COVID-19
- 04/04/2020 10:56 - 8 bước giữ an toàn cho phòng nha của bạn trong mùa…