nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ không gây ra bất kỳ biến chứng nào nguy hiểm. Do đó, để biết cách nhận biết và xử lý bệnh đúng cách và đúng thời điểm, cha mẹ hãy tham khảo ngay bài viết này để có cái nhìn sâu và tổng quát hơn về bệnh.
là tình trạng bệnh đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh xuất hiện là do vi khuẩn, vi rút tấn công niêm mạc họng gây viêm và xuất hiện mủ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp khác nhau để điều trị viêm họng mủ ở trẻ em. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng viêm họng mủ ở trẻ em?
Nguyên nhân gây viêm họng mủ ở trẻ nhỏ
Viêm họng mủ ở trẻ em tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng bệnh có tính tái tái lại gây ảnh hưởng đến sự phát triển và đời sống sinh hoạt hàng ngày của các bé. Do đó. để khắc phục bệnh hiệu quả, tốt nhất cha mẹ nên xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để từ đó đưa ra biện pháp điều trị và phòng tránh tối ưu. Sau đây là một số nguyên nhân điển hình gây bệnh viêm họng mủ ở trẻ em:
1/ Sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ kém
Thông thường, trẻ nhỏ hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa được hoàn thiện, đặc biệt là đường hô hấp nên rất dễ bị vi khuẩn hay tác nhân gây bệnh bên ngoài tấn công. Bên cạnh đó, một số trẻ có tiền sử bệnh hô hấp, sức đề kháng đã suy giảm một phần cộng với việc sau khi bệnh khỏi nhưng cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu khiến sức đề kháng ngày càng giảm. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh quay trở lại, sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng mủ.
2/ Vệ sinh cá nhân kém
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, nhất là nói chung và viêm họng mủ nói riêng. Vì vậy, nếu cha mẹ không hướng dẫn cho con cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Khi đó, vi khuẩn tồn đọng trong khẽ răng, khoang miệng sẽ tấn công họng và gây viêm.
3/ Sử dụng chung đồ với trẻ mắc bệnh
Đa phần cha mẹ rất ít để ý đến vấn đề này nhưng đây chính là một trong số những nguyên nhân phổ biến gây viêm họng có mủ ở trẻ em. Các bệnh liên quan đến hô nhấp thường rất dễ lây và con đường lây nhiễm chủ yếu đó là nước bọt, dịch mũi, không khí và vật chủ, đồ vật trung gian. Vì vậy, nếu bạn bè và người thân mắc bệnh, cha mẹ nên nhắc nhở trẻ không được dùng chung đồ dùng cá nhân để phòng tránh bệnh.
4/ Môi trường sống bị ô nhiễm
Môi trường sống bị ô nhiễm là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, vi rút gây bệnh ẩn trốn và phát triển. Và đây cũng là yếu tố thúc đẩy tỷ lệ mắc bệnh viêm họng mủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xảy ra ngày càng cao .
Tìm hiểu chi tiết:
Dấu hiệu nhận biết viêm họng mủ ở trẻ em
Viêm họng mủ ở trẻ em thường có những biểu hiện nhận biết đặc trưng như sau:
-
Ho, ho khan: Triệu chứng ban đầu của viêm họng mủ ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác đó là tình trạng ho hoặc ho khan, ho có đờm. Trẻ thường ho vào ban đêm và ho diễn ra liên tục, ngày càng nặng nếu không được điều trị sớm.
-
Đau nhức ở họng: Dấu hiệu nhận biết thứ hai sau ho đó là tình trạng đau họng. Nếu cha mẹ chịu để ý sẽ thấy trẻ có những biểu hiện khác thường đó là nuốt nước bọt liên tục. Cổ đau khó chịu và không muốn ăn, cơ thể luôn ở trạng thái uể oải.
-
Ngứa họng: Đi kèm với cơn đau nhức ở họng, trẻ sẽ cảm thấy cổ họng ngứa ngáy khó chịu. Và hành động khạc nhổ là biểu hiện minh chứng cho điều này. Ngoài ra, ngứa họng cũng là dấu hiệu nhận biệt mủ đã xuất hiện trong vòm họng. Khi đó, cha mẹ chỉ cần quan sát và dễ dàng phát hiện những hạt nhỏ màu trắng hoặc xanh nổi trên vòm họng, mủ có mùi hôi khó ngửi.
-
Sốt: Viêm họng mủ ở trẻ em ngoài các biểu hiện kể trên, sốt cũng là triệu chứng đặc trưng của bệnh, đặc biệt sốt càng cao khi mủ xuất hiện trong họng ngày càng nhiều.
Biến chứng của bệnh viêm họng mủ ở trẻ em
Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em tuy không gây nhiều ái ngại đến sức khỏe nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như:
-
Viêm amidan, nhiễm trùng vòm họng hoặc áp – xe họng.
-
Ngoài ra, bệnh kéo dài có thể gây viêm tai giữa, viêm xoang và ảnh hưởng đến phổi gây viêm phổi, viêm khí quản,…
-
Về lâu dài, bệnh có thể tác động và gây ảnh hưởng đến cổ họng, khi đó trẻ rất dễ gặp phải các vấn đề về khả năng nói và hát.
-
Đặc biệt nguy hiểm hơn, bệnh viêm họng mủ ở trẻ em có thể gây viêm màng tim, viêm cầu thận, thậm chí nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Cha mẹ nên làm gì khi phát hiện bệnh viêm họng mủ ở trẻ em?
Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em rất khó để điều trị tại nhà. Do đó, để cắt đứt bệnh, ngay từ đầu khi phát hiện triệu chứng bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay phòng khám hoặc bệnh việ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp chẩn đoán, nhận định bệnh và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.
Bên cạnh sử dụng thuốc theo toa kê của bác sĩ tai mũi họng, phụ huynh cũng nên tuân thủ theo các khuyến cáo sau đây:
-
Không nên tự ý mua thuốc và cho con trẻ dùng, nhất là các loại thuốc kháng sinh. Bởi việc dùng thuốc không theo đơn, không đúng liều lượng có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường.
-
Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên cho trẻ súc miệng bằng nước muối để loại bỏ bớt vi khuẩn gây viêm họng có trong khoang miệng.
-
Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, cứng hoặc chua đều không tốt cho bệnh tình của con. Chúng có thể kích thích niêm mạc họng tổn thương nghiêm trọng hơn dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng phức tạp. Do đó, cha mẹ nên loại những thức ăn, đồ uống nóng lạnh này ra khỏi danh sách ăn của bé. Đồ ăn, thức uống chứa nhiều vitamin C luôn được khuyến khích trong bữa ăn hàng ngày của trẻ, giúp tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh.
-
Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm đá lạnh hoặc sử dụng thuốc hạ sốt. Bên cạnh đó, khi trẻ bị sốt cha mẹ nên mặc đồ rộng rãi, thoáng mát cho con.
-
Bảo vệ đường thở của trẻ bằng cách giữ ấm cho con trẻ nhất là vùng cổ, ngực, mũi, tay, chân khi trời lạnh.
Bệnh viêm họng mủ ở trẻ em thật ra không quá nghiêm trọng, các bậc cha mẹ chỉ cần thường xuyên theo dõi và chăm sóc trẻ cẩn thận, bệnh sẽ nhanh chóng giảm sau đó. Tuy nhiên, để chắc chắn sức khỏe của bé luôn tốt, bạn nên đưa trẻ đi khám định kỳ hàng tháng. Dựa vào bảng theo dõi kết quả diễn biến bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị bệnh phù hợp.
Nguồn:
- 02/04/2014 12:40 - Suy nghĩ về y đức trong sinh hoạt hàng ngày ở bệnh…
- 02/04/2014 08:05 - Tác nhân gây bệnh trên dụng cụ y tế không được khử…
- 01/04/2014 19:56 - Tổ chức đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa của…
- 30/03/2014 15:41 - Có nên cắt amidan cho trẻ nhỏ?
- 30/03/2014 15:40 - Có nên cắt amian không? Khi nào nên cắt? Khi nào k…
- 30/03/2014 15:38 - Bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không?
- 30/03/2014 15:37 - Bệnh viêm họng lưỡi gà dài là gì?
- 30/03/2014 15:36 - Người bệnh viêm da cơ địa nên hạn chế dùng bơ sữa
- 30/03/2014 15:31 - Nổi mề đay mẩn ngứa cảnh báo các bệnh về gan
- 30/03/2014 15:30 - Thường xuyên bị nổi mề đay vào buổi tối và cách xử…